Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối, được Đọc tài liệu tổng hợp các ý chính trong bài và những bài văn mẫu để các em học sinh tham khảo.

Đang xem: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ chiều tối

Đề bài: Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tốiTổng hợp các bài: Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối trong tuyển tập Văn mẫu 11 đầy đủ các nội dung từ bao quát tới chi tiết, tài liệu tham khảo là những bài văn cảm nhận mẫu giúp các em học sinh có thể hình dung ra các hình ảnh thiên nhiên và con người đẹp lạ trong bức tranh mà Bác vẽ bằng thơ.
Tham khảo: soạn bài Chiều tối – Hồ Chí Minh

Dàn ý chi tiết phân tích Bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối

1. Hai câu đầu – Bức tranh thiên nhiênPhiên âm: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ/ Cô vân mạn mạn độ thiên không Dịch thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ/ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

*

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ/ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng khônga. Hình ảnh cánh chim – “quyện điểu”: Được vận dụng bút pháp chấm phá – thủ pháp nghệ thuật quen thuộc trong Đường thi, bức tranh thiên nhiên của Hồ Chí Minh hiện lên qua hình ảnh cánh chim tuy giản đơn nhưng giàu sức gợi. * Gợi thời gian: Dựa vào sắc thái của cánh chim “quyện” (mệt), ta hình dung ra một bầy chim tan tác, đang cố gắng vẫy đôi cánh mỏi mệt sau một ngày kiếm ăn cực nhọc, chúng bỏ lại phía sau bóng chiều tàn, bỏ lại những vất vả để sinh tồn mà tìm về chốn nghỉ. Hoàng hôn trùm lên đất trời cũng là lúc đôi cánh “quy lâm” của chúng thêm nặng với thanh trắc của từ “quyện” đè nặng lên từng chuyển động.

Xem thêm: Dịch Vụ Làm Giấy Khám Sức Khỏe Hà Nội, Bán Giấy Khám Sức Khỏe Bị Xử Lý Như Thế Nào

* Gợi không gian: Không chỉ gọi xuống bóng xế tà, cánh chim mỏi ấy trở thành điểm nhấn, lột tả một không gian bao la, rộng lớn của núi rừng. Giữa khoảng trời mênh mông vùng sơn cước, xa xa phía bìa rừng là bầy chim nhỏ cất cánh bay, theo từng lần vỗ cánh, khi bóng của chúng càng thu nhỏ, bầu trời chiều càng trở nên im vắng, trống trải, mênh mông hơn. Đây chính là nghệ thuật lấy động tả tĩnh thường được bắt gặp trong thơ xưa.* Gợi tâm trạng: Không phải người đi đường nào cũng có thể nhìn ra được vẻ mệt mỏi ẩn sau cánh chim chiều, Hồ Chí Minh phải là người có tình yêu thiên nhiên sâu sắc lắm, gắn kết với thiên nhiên vô cùng, mang cái hồn thi sĩ sâu lắng lãng mạn khôn tả mới dùng được chữ “quyện” để miêu tả bầy chim đang tất tả bay về rừng kia. Nhưng như vậy chưa đủ, Người không chỉ yêu, mà còn thấu hiểu cảnh. Bởi bản thân Hồ Chí Minh cũng như cánh chim kia, mệt mỏi, ủ rũ, chán chường và cực nhọc. Bầy chim về tổ sau một ngày kiếm mồi, tuy vất vả, nhưng vẫn còn tự do. Còn Bác, là tù nhân bị áp giải từ nhà lao này sang nhà ngục kia, hành trình “năm mươi ba cây số một ngày”, từ lúc “gà gáy một lần đêm chửa tan”. Qua bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc trưng của Đường thi, nỗi khổ của người tù xa xứ đã được bộc lộ trọn vẹn trước người đọc như vậy.

Xem thêm: Đi Du Lịch Hàn Quốc Cần Chuẩn Bị Những Gì, Đi Du Lịch Hàn Quốc Cần Chuẩn Bị Gì

+ Nét cổ điển: Đây không phải lần đầu người đọc thấy nhà thơ gửi tâm trạng mình vào cánh chim chiều. Ta đã nghe Nguyễn Du buồn than trong “Truyện Kiều”: “Chim hôm thoi thóp về rừng”, cũng đã nghe tiếng lòng của Bà Huyện Thanh Quan trong hai câu thơ trích bài “Chiều hôm nhớ nhà”: “Ngàn mai lác đác chim về tổ/ Rặng liễu bâng khuâng khách nhớ nhà.” Tuy mỗi người một nỗi song ẩn dưới bóng chim, nỗi buồn nào cũng da diết.+ Nét hiện đại: Trong thơ Đường, người đọc dễ dàng bắt gặp những cánh chim lọt thỏm giữa bầu không như trong thơ Liễu Tống Nguyên: “Thiên sơn điểu phi tuyệt/ Vạn kính nhân trung diệt” (“Nghìn non chim bay mất hút/ Muôn nẻo dấu người vắng không”). Bên cạnh đó, những thi nhân xưa miêu tả cánh chim nhưng hầu như không vẽ cho chúng một lối về, cánh chim cứ bay trong mông lung vô tận; nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc, Vương Bột từng viết “Lạc hà dữ cô lộ tề phi” (“Ráng chiều với cò lẻ cùng bay“) và cả Đỗ Phủ cũng “vẽ”: “Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên” (Một hàng cò trắng bay vút lên trời xanh). Tuy nhiên, là một tác gia có phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo, Hồ Chí Minh không chịu gò bó những vần thơ của mình trong khuôn khổ nét đẹp cổ điển mà thổi vào thơ linh hồn hiện đại. Cánh chim của Bác ủ rũ, nhưng vẫn đập cánh bay về rừng “tìm chốn ngủ” để lấy sức cho một ngày dài tiếp theo. Bác cho thấy sức sống và ý chí của bầy chim nhỏ, điều mà thơ xưa ít đề cập tới.b. Hình ảnh chòm mây – “cô vân”: Cũng giống như “quyện điểu”, “cô vân” là hình ảnh ước lệ tượng trưng, là thi liệu quen thuộc trong thơ Đường, là một trong những nét chấm phá đặc sắc giữa khung cảnh “Chiều tối”.

Văn mẫu Bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *