Với đặc điểm hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp nơi đông người, hệ thống dịch vụ công trực tuyến đang được xem là phương tiện hữu hiệu giúp người dân và cả cán bộ làm nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính giảm bớt nỗi lo lây lan dịch Covid-19. Không chỉ vậy, việc gia tăng số lượng người sử dụng dịch vụ công trực tuyến sẽ góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử và thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.

Đang xem: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 4 của thành phố hà nội

*

Thay vì phải mất nhiều thời gian, chi phí cho việc đi lại gửi hồ sơ, nhận kết quả, người dân có thể thực hiện các thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyếntại nhà vào bất cứ thời điểm nào trong ngày

Theo kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 mới được UBND tỉnh công bố, Bảo hiểm xã hội tỉnh có 2 năm liên tục dẫn đầu nhóm các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh về chỉ số cải cách hành chính. Để có kết quả này, thời gian qua, đơn vị đã tích cực phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hầu hết các hoạt động nghiệp vụ, góp phần rút ngắn thời gian, chi phí giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp khi đến giao dịch như: Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong ngày với những trường hợp mất, hỏng thẻ; giảm thời gian giải quyết chế độ hưu trí từ 30 ngày xuống còn 20 ngày; giải quyết chế độ tử tuất từ 20 ngày xuống còn 15 ngày…

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường xử lý các hồ sơ trực tuyến hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thông qua việc tích hợp thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện phương thức giao dịch điện tử, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; thực hiện chi trả lương và trợ cấp qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt… Hiện Bảo hiểm xã hội tỉnh đang ứng dụng hiệu quả 16 phần mềm nghiệp vụ và cung cấp được 47 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Từ đầu tháng 6/2021, đơn vị đã triển khai việc cài đặt ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số với các tính năng cơ bản như: Sổ bảo hiểm xã hội điện tử, thẻ bảo hiểm y tế điện tử, sổ khám chữa bệnh, sổ hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội… Chỉ sau thời gian ngắn tuyên truyền, vận động, đã thu hút được trên 37.000 lượt người cài đặt và sử dụng.

Cách làm của Bảo hiểm xã hội tỉnh vừa góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn vừa đưa chính sách bảo hiểm xã hội đến gần người dân hơn.

Sở Thông tin và Truyền thông cũng là một trong những đơn vị điển hình trong triển khai và từng bước phát huy hiệu quả dịch vụ công trực tuyến. Hiện 100% các thủ tục hành chính của Sở đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và thực hiện tiếp nhận hồ sơ trực tuyến dịch vụ công 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh liên thông với Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2021, Sở đã giải quyết xong 209/215 hồ sơ, 6 hồ sơ đang trong thời gian giải quyết, không có hồ sơ quá hạn, hồ sơ bị trả lại và xin rút trong quá trình thẩm định. Cùng với tiếp nhận 140 hồ sơ trực tuyến mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh liên thông với Cổng dịch vụ công Quốc gia, Sở đã cập nhật thường xuyên, kịp thời thủ tục hành chính ở 3 cấp trên Cổng Thông tin – Giao tiếp điện tử tỉnh được đặt liên kết đến Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; đăng tải công khai 1.446 thủ tục hành chính thực hiện ở Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và 471 thủ tục hành chính thực hiện ở các sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đặt liên kết đến hệ thống dịch vụ công tỉnh. Nhằm tạo điều kiện tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên địa bàn, Sở đã chủ động triển khai chữ ký số trên phần mềm quản lý văn bản toàn tỉnh tới 97% các sở, ban, ngành, 96% UBND các huyện, thành phố và 88% UBND các xã, phường, thị trấn.

Đặc biệt, thực hiện các chỉ tiêu giải quyết thủ tục hành chính đã cam kết với UBND tỉnh, đến nay, 65% hồ sơ được Sở tiếp nhận qua hình thức trực tuyến, riêng tháng 5 đạt trên 90%; 100% kết quả thủ tục hành chính đều được số hoá, cập nhật lên phần mềm một cửa điện tử. Sở đã có văn bản đề nghị các cơ quan, địa phương quan tâm tương tác với Cổng Dịch vụ công của tỉnh qua ứng dụng Zalo trên thiết bị điện thoại thông minh, đồng thời, yêu cầu các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Với những nỗ lực trong cải cách hành chính, năm 2020, Sở Thông tin và Truyền thông vươn lên dẫn đầu nhóm các sở, ban, ngành về chỉ số cải cách hành chính với 93,06 điểm.

Xem thêm: Top 9 Địa Điểm Du Lịch Gần Cần Thơ Được Yêu Thích Nhất, Tìm Hiều Các Địa Điểm Du Lịch Gần Cần Thơ

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã và đang tích cực triển khai các giải pháp nâng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, nhất là các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng chính quyền điện tử, nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

*

Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng dịch vụ công trực tuyếnkhiến lượng người đến giao dịch trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh giảm rõ rệt

Theo báo cáo của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, 6 tháng đầu năm, số hồ sơ trả trước và đúng hạn tại Trung tâm đạt tỷ lệ 99,49%. Toàn tỉnh đã tích hợp được gần 800 thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; xây dựng hệ thống hội nghị trực tuyến với hàng trăm điểm cầu tại các sở, ban, ngành, đơn vị cấp huyện và cấp xã. Từ đầu năm đến nay, có 16 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh phát sinh hồ sơ trực tuyến với tổng số 8.366 hồ sơ, trong đó có 401 hồ sơ nộp mức độ 3 và 7.965 hồ sơ nộp mức độ 4. Với 4.778 hồ sơ nộp qua Cổng Dịch vụ công của tỉnh và 3.588 hồ sơ nộp qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đang chiếm 23,3% tổng số hồ sơ của các sở, ngành tiếp nhận, giải quyết. Một số đơn vị phát sinh nhiều hồ sơ trực tuyến và đạt tỷ lệ hồ sơ giải quyết cao như: Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh đạt 74%, Sở Kế hoạch và Đầu tư đạt 73%, Sở Thông tin và Truyền thông đạt 68,5%, Sở Công Thương đạt 68%, Sở Nội vụ đạt 48,6%… Đối với cấp huyện, xã, bộ phận một cửa đã và đang giải quyết 74.452 hồ sơ, đạt 82,68%; có 48 hồ sơ trực tuyến phát sinh tại 5 huyện, thành phố: Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Phúc Yên, Vĩnh Yên.

Trên thực tế, Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh dù được xây dựng khá muộn so với nhiều tỉnh, thành phố khác nhưng đang được đánh giá là một trong số ít các địa phương hoạt động chất lượng, thân thiện, giao diện thống nhất với Cổng Dịch vụ công Quốc gia và có phát sinh thanh toán trực tuyến cao nhất cả nước. Riêng dịch vụ nộp nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện tốt với giao dịch tăng nhanh. Số lượng hồ sơ nộp qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia của tỉnh chỉ đứng sau thành phố Hà Nội cho thấy việc tham gia nộp hồ sơ trực tuyến của tỉnh đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.

Mặc dù đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng song hiện nay, tỷ lệ người dân biết và sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh còn thấp. 6 tháng đầu năm, tỷ lệ phát sinh hồ sơ trực tuyến cấp tỉnh trung bình mới đạt 23,3%, riêng dịch vụ công mức độ 4 đạt 22,19%. Đối chiếu Nghị quyết số 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 với mục tiêu đưa tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành, địa phương lên Cổng Dịch vụ công quốc gia tăng thêm so với năm 2020, hiện tỉnh chưa đạt chỉ tiêu Chính phủ giao.

Giải bài toán này, UBND tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố dịch vụ công trực tuyến theo chỉ tiêu đã ký cam kết với tỉnh vào tháng 3/2021. Cùng với đó, tập trung nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, nâng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, đáp ứng đủ số lượng dịch vụ công, mức độ phục vụ hồ sơ phát sinh ở tất cả các cấp.

Xem thêm: Mặc Gì Đi Du Lịch Đà Lạt: Thời Trang Phù Hợp 4 Mùa Đà Lạt &Raquo; Nhà May Festival

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn tỉnh tuy đã cơ bản được kiểm soát nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến khó lường, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kịp thời cung cấp thông tin, hướng dẫn và trả lời thắc mắc, kiến nghị của người dân liên quan đến việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh giao tiếp qua Internet, mạng xã hội; sử dụng tối đa các phương tiện, hình thức hội họp trực tuyến, trao đổi qua email, tin nhắn điện thoại, từng bước hình thành thói quen sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho người dân, góp phần thực hiện thành công lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *