*
*

Trong khuôn khổ WTO, GATS được đưa ra để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thương mại dịch vụ. Bài viết này sẽ đưa ra các khái niệm và phân biệt các phương thức cung ứng dịch vụ trong thương mại quốc tế theo quy định của GATS.

Đang xem: Cung cấp dịch vụ qua biên giới

Luật sư tư vấn luật trực tuyến,: Yêu cầu tư vấn

1. GATS và một số khái niện cơ bản

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) là một hiệp định trong khuôn khổ WTo và điều chỉnh các vấn đề thương mại dịch vụ của các thành viên WTO. GATS là một trong số những hiệp định mà các thành viên phải có nghĩa vụ tuân thủ khi gia nhập WTO.

Thương mại dịch vụ chiếm một phần rất quan trọng đối với mỗi nền kinh tế. Dịch vụ có thể hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa, nhuwnglaf phi vật chất. Tuy nhiên, với các nhà đàm phán GATS, để đưa ra một định nghĩa dịch vụ hoàn chỉnh, chặt chẽ dường như không đơn giản. Do vậy, GATS không có khái niệm dịch vụ, song lại mô tả dịch vụ theo phương thức cung ứng dịch vụ. Các dịch vụ thuộc đối tượng điều chỉnh của GATS chỉ là các dịch vụ được đưa ra trên cơ sở cạnh tranh và loại trừ khỏi phạm vi áp dụng của mình những dịch vụ được cung ứng để thi hành thẩm quyền của chính phủ.

2. Phương thức cung cấp dịch vụ (Modes of supply)

Phương thức chính là cách thức cung cấp các dịch vụ. Phương thức cung ứng dịch vụ được xác định trên cơ sở nguồn gốc của nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ, và vị trí địa lý của nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng khi dịch vụ được cung ứng.

3. Các phương thức cung cấp dịch vụ theo Hiệp định GATS

Theo quy định của Hiệp định chung về dịch vụ, tồn tại 04 phương thức cung ứng dịch vụ sau đây:

a. Phương thức 1 – Cung ứng dịch vụ qua biên giới (Cross-border supply): Cung ứng dịch vụ qua biên giới được hiểu là việc cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác.

Ví dụ: việc cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến (e-learning), học viên có thể ngồi tại nhà để học, giáo viên nước ngoài cũng không cần di chuyển đến tận nơi người học để giảng dạy, việc cung ứng dịch vụ được thông qua internet, điện thoại… Hoặc đối với việc cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư có thể tư vấn cho khách hàng nước ngoài của mình, mail…mà không cần gặp gỡ trực tiếp.

b. Phương thứ 2 – Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài (Consumtion abroad): Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài là việc cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một thành viên, cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác.

Ví dụ: khách du lịch đến một quốc gia và sử dụng dịch vụ khách sạn, lữ hành…ở tại quốc gia đó.

Xem thêm: 100+ Hình Ảnh Nền Máy Tính Full Hd Thiên Nhiên, Phong Cảnh Đẹp Nhất Thế Giới

c. Phương thức 3 – Hiện diện thương mại (Commercial presence):

Đây là phương thức cung cấp dịch vụ bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của một thành viên khác.

Ví dụvề ANZ – một trong ba ngân hàng nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép thành lập tại Việt Nam. Đây chính là việc cung ứng dịch vụ ngân hàng thông qua hiện diện thương mại.

d. Phương thức 4 – Hiện diện thể nhân (Movement of natural persons): Đây là phương thức cung ứng dịch vụ, theo đó, dịch vụ được cung ứng với nhà cung ứng của một thành viên, thông qua hiện diện của nhà cung ứng này ở lãnh thổ của một thành viên khác. Tuy nhiên, trong phương thức cung ứng này, nhà cung ứng dịch vụ chỉ là một thể nhân.

Ví dụ: việc mời các giáo viên từ các trường đại học nước ngoài về Việt Nam dạy học chính là sự cung ứng dịch vụ giáo dục qua phương thức hiện diện thể nhân.

3. Sự khác nhau giữa các phương thức cung ứng dịch vụ

– Trong phương thức 1 (cung ứng dịch vụ qua biên giới), đối tượng dịch chuyển ở đây chính là dịch vụ được cung ứng. Trong ví dụ về e-learning, rõ ràng dịch vụ được cung cấp là việc giảng dạy đã “chạy” từ nước này qua nước kia thông ua internet.

– Ở phương thức 2 (tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài), đối tượng dịch chuyển của phương thức lại là người sử dụng dịch vụ. Với phương thức này, nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần ở nước của họ vì người sử dụng dịch vụ sẽ dùng dịch vụ tài nơi có nhà cung cấp.

Xem thêm:

– Đối với phương thức 3 (hiện diện thương mại) và phương thức 4 (hiện diện thể nhân), đối tượng dịch chuyển đều là nhà cung ứng dịch vụ. Do vậy, để phân biệt hai phương thức cung ứng này, có thể dựa trên quy chế pháp lý của nhà cung ứng dịch vụ: pháp nhân hoặc thể nhân. Ở phương thức Hiện diện thương mại, nhà cung ứng dịch vụ là pháp nhân, còn ở phương thức Hiện diện thể nhân, người cung ứng là thể nhân.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Kiến thức Luật pháp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *