Gia sư Đăng Minh hướng dẫn các em học sinh cách lập dàn ý bài Tràng Giang và bài văn mẫu phân tích bài thơ Tràng Giang. Các em học sinh có thể tham khảo để học Văn tốt hơn. Ngoài ra, các em cũng có thể tham khảo GIA SƯ MÔN VĂN tại nhà để học giỏi nhanh nhất như rất nhiều bạn khác.

Đang xem: Dàn ý bức tranh thiên nhiên trong bài thơ tràng giang

*

I. Lập Dàn Ý Phân Tích Tràng Giang của Huy Cận

1. Mở bài phân tích bài thơ Tràng Giang

– Giới thiệu về tác giả Huy Cận và đặc điểm thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám: Huy Cận là một trong số những nhà thơ có nhiều đóng góp cho phong trào thơ Mới. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, thơ ông mang nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn của một người dân ý thức sâu sắc về cảnh ngộ của non sông đất nước và số phận con người.

– Giới thiệu về bài thơ Tràng giang: Tràng giang (rút trong tập Lửa thiêng) là một trong số những sáng tác tiêu biêu nhất, đặc sắc nhất của Huy Cận.

2. Thân bài

a. Nhan đề và câu thơ đề từ

– Nhan đề: sử dụng từ ngữ Hán Việt cùng âm tiết mở ang gợi không gian cổ kính và tăng thêm liên tưởng về sự rộng lớn của dòng sông.

– Câu thơ đề từ:

+ trời rộng”, “sông dài” gợi nên cái rộng lớn, mênh mông của thiên nhiên, của vũ trụ bao la

+ “bâng khuâng”, “nhớ” – một cảm xúc của nỗi buồn, của sự cô đơn, lạc lõng.

=> Ngay từ nhan đề và câu thơ đề từ, tác giả đã gợi nên cảm xúc bao trùm, xuyên suốt toàn bộ bài thơ.

b. Khổ 1:

– Thiên nhiên rộng lớn, mênh mông:

+ Hình ảnh”sóng gợn”

+ Hình ảnh con thuyền “con thuyền xuôi mái nước song song” càng tô đậm thêm sự hoang vắng, cô quạnh của cảnh vật.

– Tâm trạng của chủ thể trữ tình được bộc lộ một cách trực tiếp: buồn điệp điệp”, “sầu trăm ngả” tác giả đã diễn tả nỗi buồn dài cùng cực, như không bao giờ nguôi, không bao giờ dứt trong tâm khảm của nhân vật trữ tình

c. Khổ 2

– Bức tranh đã từng bước hoàn thiện hơn bằng những hình ảnh hết sức mới mẻ: cồn nhỏ, gió đìu hiu, làng xa, chợ chiều, bến cô liêu gợi tả cảnh vật nhỏ bé, cô độc, thoáng lên cái vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp của cảnh vật nơi đây.

– Âm thanh “tiếng chợ chiều” gợi nên sự mơ hồ, tàn tạ, hoang vắng.

– “Sông dài trời rộng bến cô liêu” nhấn mạnh cái cô liêu của cảnh vật và sự lạc lõng, trống vắng, cô đơn của con người.

d. Khổ 3

– Khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn: hàng nối hàng, mênh mông

– Hình ảnh “bèo”gợi sự nổi trôi, vô định

– Câu trúc phủ định “không cầu” – “không đò” đã phủ định hoàn toàn những con đường để kết nối với cuộc đời

e. Khổ 4

– Hình ảnh thơ cô điển “mây”, “chim” tác giả đã vẽ nên một bức tranh về quê hương, đất nước,.

– Nỗi nhớ, tình yêu quê hương, đất nước của tác giả qua hai câu thơ cuối bài.

3. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

II.

Xem thêm:

Bài Viết Phân Tích Bài Thơ Tràng Giang

*

1. Mở bài

Huy Cận còn là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ Mới. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, thơ ông mang nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn của một người dân ý thức sâu sắc về cảnh ngộ của non sông đất nước và số phận con người. Và có thể nói, Tràng giang (rút trong tập Lửa thiêng) là một trong số những sáng tác tiêu biêu nhất, đặc sắc nhất của Huy Cận.

2. Thân bài

Đọc Tràng giang của Huy Cận, chắc hẳn người đọc sẽ cảm nhận được sự độc đáo, tài năng của ông ngay từ nhan đề và câu thơ đề từ của tác phẩm. “Tràng giang” là một từ Hán Việt qua đó, gợi nên không khí cổ kính của bài thơ. Nhưng đồng thời, nhan đề ấy với cách hiệp vần “ang” – một âm tiết mở, từ đó gợi nên độ vang, độ xa và khiến người đọc liên tưởng tới sự rộng lớn, mênh mông của con sông. Thêm vào đó, câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” cũng đã gợi nên cảm xúc bao trùm, xuyên suốt toàn bộ bài thơ. Hình ảnh “trời rộng”, “sông dài” gợi nên cái rộng lớn, mênh mông của thiên nhiên, của vũ trụ bao la. Để rồi, trước thiên nhiên ấy, lòng người cảm thấy “bâng khuâng”, ”nhớ” – một cảm xúc của nỗi buồn, của sự cô đơn, lạc lõng. Và như vậy, ngay từ nhan đề và câu thơ đề từ, tác giả đã gợi nên cảm xúc bao trùm, xuyên suốt toàn bộ bài thơ. Và rồi, trên cái nền của cảm xúc ấy, từng nỗi niềm, từng xúc cảm, từng cảnh vật cứ thế hiện lên.

3. Kết bài

Và để rồi, khi bước vào khổ thơ thứ nhất của bài thơ, người đọc sẽ thêm một lần nữa cảm nhận được nỗi buồn của chủ thể trữ tình trước sự rộng lớn, bao la của thiên nhiên

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng

Khổ thơ đã vẽ nên một hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, mênh mông, vô với một dòng sông phẳng lặng có những làn “sóng gợn”, một con thuyền cứ thế lặng lẽ trôi “con thuyền xuôi mái nước song song”. Và dường như, hình ảnh con thuyền hiện lên trên dòng sông ấy càng tô đậm thêm cái vẻ hoang vắng, cô quạnh của cảnh vật. Thử hỏi, trước khung cảnh bao la như thế, con người sao có thể không cảm thấy cô đơn, lạc lõng và chủ thể trữ tình trong bài thơ cũng không ngoại lệ. Với việc sử dụng hàng loạt từ ngữ diễn tả một cách trực tiếp cảm xúc của con người “buồn điệp điệp”, “sầu trăm ngả” tác giả đã diễn tả nỗi buồn dài cùng cực, như không bao giờ nguôi, không bao giờ dứt trong tâm khảm của nhân vật trữ tình. Đặc biệt câu thơ “củi một cảnh khô lạc mấy dòng” là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Với việc sử dụng hai hình ảnh đối lập, tưởng chừng như vô lí ngay trong một câu “củi một cành khô” – “lạc mấy dòng” tác giả đã gợi nên sự lênh đênh, chìm nổi, vô định, lạc lõng của con người giữa thiên nhiên bao la, giữa dòng đời rộng lớn. Như vậy, khổ thơ đầu của bài thơ đã diễn tả nỗi buồn trầm lắng và sự lạc lõng của con người trước thiên nhiên bao la.

Dường như, đến khổ thơ thứ hai, nỗi buồn ấy như tăng lên gấp bội trước cái hoang vắng, cô liêu của cảnh vật

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Nếu như ở khổ thơ thứ nhất, bức tranh thiên nhiên được vẽ nên bởi hình ảnh của sông, của sóng, của thuyền thì đến đây, dường như bức tranh đã từng bước hoàn thiện hơn bằng những hình ảnh hết sức mới mẻ: cồn nhỏ, gió đìu hiu, làng xa, chợ chiều, bến cô liêu. Tất cả những hình ảnh ấy gợi tả cảnh vật nhỏ bé, cô độc, thoáng lên cái vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp của cảnh vật nơi đây. Nhưng có lẽ, cái hoang vắng ấy càng được tô đậm hơn bởi âm thánh của tiếng chợ chiều. Cái âm thanh yếu ớt ấy của phiên chợ tàn càng gợi nên sự mơ hồ, tàn tạ, hoang vắng. Song, cảnh vật ở đây không chỉ được tác giả cảm nhận bằng không gian mà bằng cả bước chuyển của thời gian “nắng xuống trời lên”. Câu thơ như tách ra làm hai phần chuyển động đối ngươc nhau, tạo nên khoảng cách xa xăm, vô định, khiến chủ thế trữ tình có cái nhìn thật đặc biệt “sâu chót vót”. Đặc biệt, sự nhỏ bé, cô đơn của con người hiện lên rõ nét qua câu thơ kết thúc khổ thơ “Sông dài trời rộng bến cô liêu”. Câu thơ đã sử dụng thành công thủ pháp tương phản đối lập giữa một bên là cái rộng lớn của thiên nhiên “sông dài trời rộng” với một bên là “bến cô liêu” từ đó nhấn mạnh cái cô liêu của cảnh vật và sự lạc lõng, trống vắng, cô đơn của con người.

Và đến khổ thơ thứ ba của bài thơ, tác giả càng bộc lộ rõ hơn nỗi buồn nhân thế và niềm khát khao giao cảm với đời bằng hàng loạt các hình ảnh giàu tính biểu tượng.

Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Hình ảnh bèo luôn gợi nên trong lòng chúng ta sự nổi trôi, lênh đênh vô định. Song ở đây, không phải chỉ có một cánh bèo mà là “hàng nối hàng”, điều đó càng làm cho con người cảm thấy rợn ngợp và xót xa hơn. Đồng thời, tác giả còn mở rộng thêm sự rộng lớn, bao la của cảnh vật qua câu thơ “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Dường như, bức tranh thiên nhiên cứ thế rộng mở ra, hết cảnh sắc này đến cảnh sắc khác mà ta không tìm thấy hình bóng con người ở đâu và phải chăng bởi con người không thể tìm được sợi dây để gắn kết, để giao cảm

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Cấu trúc phủ định “không cầu” – “không đò” đã phủ định hoàn toàn những con đường để kết nối với cuộc đời. trước mắt tác giả, dường như tất cả đều xa cách để rồi ông càng cảm thấy buồn, cảm thấy cô đơn. Và càng buồn, càng cô đơn bao nhiêu ông lại càng khao khát được giao hòa, được kết nối với đời bấy nhiêu.

Như vậy, ba khổ đầu bài thơ, tác giả đã diễn tả một cách sâu sắc nỗi buồn và niềm khát khao, tha thiết với thiên nhiên, cuộc đời. Và để rồi, khổ thơ khép lại bài thơ như nói ra hết, dài bày hết tình yêu quê hương, đất nước của tác giả:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Hai câu thơ đầu khổ thơ với những nét vẽ giản đơn cùng cách sử dụng hình ảnh thơ cổ điển “mây”, “chim” tác giả đã vẽ nên một bức tranh về quê hương, đất nước – một bức tranh vừa quen thuộc,vừa lớn lao, kì vĩ. Và rồi, từ cảnh quê hiện lên trong hai câu thơ ấy, tác giả diễn tả nỗi lòng mình với quê hương, đất nước:

Lòng quê dờn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Câu thơ đã mượn hình ảnh sóng nước để nói về nỗi nhớ của tác giả – một nỗi nhớ với quê hương, với đất nước mênh mông như những cơn sóng, chúng không vơi, không cạn mà cứ cuộn trào từ lớp này tới lớp khác. Nỗi nhớ ấy là tiếng lòng luôn thường trực trong tận sâu trái tim, tấm lòng của tác giả.

Xem thêm: Chuyến Du Lịch Malaysia 4 Ngày Giá Rẻ Trọn Gói Từ Hcm, Du Lịch Malaysia 4 Ngày

3. Kết bài

Tóm lại, bài thơ Tràng giang với những nét vẽ vừa cổ điển vừa hiện đại đã bộc lộ một cách chân thực, sâu sắc nỗi buồn, sự cô đơn con người trước thiên nhiên bao la, rộng lớn và ẩn sâu trong nó là tình yêu, nỗi nhớ quê hương tha thiết, nồng nàn của tác giả.

Bài viết “Lập dàn ý phân tích bài thơ Tràng giang” mà trung tâm vừa mới hoàn thành hi vọng sẽ là nguồn tài liệu hỗ trợ các em trong quá trình tìm hiểu văn bản. Tuy nhiên, các em không nên sao chép nội dung bài viết vào các bài làm của mình. Nếu các em thấy bài viết hãy và hữu ích, hãy like và share nhé. Cảm ơn các em!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *