” aria-expanded=”false” style=”overflow-wrap: break-word;”>

Mẫu Hợp đồng cung ứng dịch vụ

*

” aria-expanded=”false” style=”overflow-wrap: break-word;”>

Mẫu Hợp đồng cung ứng dịch vụ được tư vấn chuyên môn bởiLuật sư Nguyễn Duy Binh.

Đang xem: Mẫu hợp đồng dịch vụ với cá nhân

Luật sư Nguyễn Duy Binhlà Luật sư thuộc đoàn Luật sư Tp. HCM, Luật sư là Thành viên sáng lập – Giám đốc của Nguyễn Lê Trần & Partners. Luật sư Binh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Tư vấn doanh nghiệp, Tư vấn đầu tư, Tư vấn và thực hiện thủ tục mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, Tư vấn tái cơ cấu Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, Tư vấn giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt đồng đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp về thương mại, tư vấn giải quyết tranh chấp về dân sự, bất động sản,..

1. Hợp đồng cung ứng dịch vụ là gì?

Hợp đồng cung ứng dịch vụ là thỏa thuận theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện một hoặc nhiều dịch vụ cho bên có nhu cầu và nhận thanh toán phí dịch vụ; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.

2. Phân loại hợp đồng cung ứng dịch vụ

Hợp đồng cung ứng dịch vụ có thể chia thành hai loại:

Hợp đồng cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc: là hợp đồng cung ứng dịch vụ mà theo đó bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện công việc và phải đạt được một kết quả nhất định.Hợp đồng cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất: là hợp đồng cung ứng dịch vụ mà theo đó bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ cung ứng dịch vụ đó với nỗ lực và khả năng cao nhất.

3. Nội dung của hợp đồng cung ứng dịch vụ

Hợp đồng cung ứng dịch vụ có thể gồm các nội dung chính sau:

Đối tượng của hợp đồng;Giá dịch vụ, thời hạn và phương thức thanh toán;Quyền, nghĩa vụ của các bên;Quyền sở hữu trí tuệ;Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng.

Các bên có thể thỏa thuận và bổ sung thêm một số nội dung khác của hợp đồng không trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì các bên sẽ áp dụng những quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng.

4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cung ứng dịch vụ

Hợp đồng cung ứng dịch vụ có hiệu lực khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:

Điều kiện về chủ thể: Các bên trong hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Nếu một bên là cá nhân thì cá nhân đó phải đủ tuổi giao kết hợp đồng, có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Nếu là tổ chức phải được thành lập theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm: Hướng Dẫn Phối Đồ Đi Biển? 20 Cách Mix Đồ Đi Biển Đẹp Nhất 2021

Điều kiện về sự tự nguyện: Các bên trong hợp đồng hoàn toàn tự nguyện khi giao kết hợp đồng.

Điều kiện về mục đích và nội dung của hợp đồng: không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội.

Điều kiện về hình thức: Đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ thông thường, các bên có thể tự lựa chọn hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật (lời nói/văn bản/hành vi cụ thể). Đối với những hợp đồng cung ứng dịch vụ mà pháp luật yêu cầu hình thức của hợp đồng là văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, phải công chứng hoặc đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì các bên phải tuân thủ theo quy định của pháp luật (ví dụ Điều 124 Luật Thương mại 2005 quy định hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương). Tuy nhiên, để đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro và tranh chấp phát sinh, các bên nên lựa chọn hình thức văn bản để quy định rõ ràng trách nhiệm của mỗi bên.

5. Làm như thế nào để viết được một hợp đồng cung ứng dịch vụ đúng quy định của pháp luật?

Để viết một hợp đồng cung ứng dịch vụ, yếu tố đầu tiên cần xác định là đối tượng của hợp đồng và các thỏa thuận liên quan tới đối tượng hợp đồng. Cụ thể dịch vụ đó là gì? Chất lượng của dịch vụ cần đảm bảo như thế nào? Dịch vụ đó có thuộc danh mục dịch vụ cấm kinh doanh/hạn chế kinh doanh/ kinh doanh có điều kiện hay không? Nếu là dịch vụ hạn chế kinh doanh/kinh doanh có điều kiện, bên sử dụng dịch vụ và bên thực hiện dịch vụ đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hay chưa? Về bản chất, xây dựng hợp đồng cung ứng dịch vụ là căn cứ để đảm bảo bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ đạt được mục đích của mình, xác định quyền và ràng buộc nghĩa vụ của các bên. Nếu dịch vụ và các bên không đủ điều kiện thì việc xây dựng hợp đồng dịch vụ không có ý nghĩa. Hơn nữa, vì dịch vụ là vô hình, không phải một thực thể cụ thể nên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ, nội dung về đối tượng của hợp đồng là một trong những điều khoản quan trọng nhất. Hai bên cần thỏa thuận cụ thể và chính xác về nơi thực hiện dịch vụ, chất lượng dịch vụ,…

Các yếu tố tiếp theo cần xác định là quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này là gì? Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến dịch vụ thuộc về bên nào? Nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì xử lý như thế nào? Lưu ý, mức phạt vi phạm hợp đồng đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ nói riêng, hợp đồng thương mại nói chung không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Nếu có tranh chấp xảy ra, các bên sẽ xử lý như thế nào? Sau khi xác định được các câu trả lời, hãy tập hợp những nội dung đó vào hợp đồng theo một trình tự logic và hợp lý.

Xem thêm: Cần Tìm Dịch Vụ Nhận Hàng Trả Tiền Ship Là Như Thế Nào? Dịch Vụ Người Nhận Trả Tiền

6. Hợp đồng cung ứng dịch vụ chịu sự điều chỉnh chủ yếu của những quy định pháp lý nào?

Bộ luật dân sự 2015;

Luật thương mại 2005.

Nếu cần tư vấn về Hợp đồng cung ứng dịch vụ hoặc các loại Hợp đồng kinh doanh thương mại khác, bạn có thể liên hệLuật sư Nguyễn Duy Binhtại:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *