Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh về nợ xấu. Dịch Vụ Xóa Nợ Xấu Có Thật Không ? Hay làm cách nào để xóa nợ xấu. Hãy cùng đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Đang xem: Dịch vụ xóa nợ xấu trên cic

Nợ xấu là gì?

Theo định nghĩa của nhóm tín dụng chuyên ngành thì nợ xấu là những khoản vay tại các tổ chức tín dụng đã đến hạn thanh toán nhưng chưa được khách hàng vay thanh toán đầy đủ và đã quá hạn trên 90 ngày tính từ ngày bắt đầu đến hạn thanh toán. Các khoản nợ xấu hiện hành hoặc các khoản đã phát sinh từ trước thời điểm hiện tại một khoảng thời gian cho dù đã tất toán nhưng vẫn bị lưu lại trong lịch sử tín dụng của khách hàng và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới điểm xếp hạng tín dụng của họ. Tất nhiên điều này sẽ dẫn đến việc bạn sẽ khó được xét duyệt cho vay hơn trong những lần tiếp theo cho dù bạn có đi vay ngân hàng khác đi chăng nữa vì dữ liệu này sẽ được lưu vĩnh viễn trên máy chủ của hệ thống liên ngân hàng thuộc Tổ chức đánh giá tín dụng quốc gia CIC.

*

Bạn có thể tham khảo bảng phân loại nợ xấu dưới đây (Bảng 1)

Nhóm 1

Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn Dưới 10 ngày Có thể xem xét vay ngay

Nhóm 2

Nhóm nợ cần chú ý Từ 10 ngày tới dưới 30 ngày Sau 12 tháng

Nhóm 3

Nợ dưới tiêu chuẩn Từ 30 tới dưới 90 ngày 5 năm

Nhóm 4

Nợ nghi ngờ bị mất vốn Từ 90 ngày dưới 180 ngày 5 năm

Nhóm 5

Nhóm nợ có khả năng mất vốn Nợ từ 180 ngày trở lên 5 năm

Các ngân hàng thương mại sẽ căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.Đối với nợ nhóm 1 và nhóm 2

Hiện tại không có ngân hàng thương mại nào hỗ trợ khách hàng bị CIC nhóm 2 và bạn chỉ có thể vay được tại một số công ty tài chính như FE Credit, HomeCredit hay Prudential Finance… Tuy nhiên họ sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, ví dụ như lý do trả chậm của bạn là gì, khả năng tài chính hiện tại của bạn có tốt không…. mà các tổ chức này mới xem xét hỗ trợ vay vốn cho bạn được.

Nếu bị nợ nhóm 3, 4, 5 thì sao

Nếu như bạn rơi vào nợ xấu nhóm 3-> 5 thì tất cả các ngân hàng thương mại và công ty tài chính sẽ không cấp tín dụng cho bạn dưới hình thức nào. Bạn sẽ cần phải chờ 3 đến 5 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường và được xét duyệt vay vốn. Lưu ý rằng có một số ngân hàng với hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng khắt khe, khi bạn chạm mức 3 thì bạn sẽ vĩnh viễn không được cấp tín dụng trong tương lai nữa.

Sơ lược về tổ chức CIC và cách Check CIC để kiểm tra nợ xấu

Lịch sử vay vốn tại các ngân hàng được lưu lại toàn bộ trong hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC), nơi đây sẽ cung cấp thông tin cá nhân vay vốn về cho các ngân hàng. Việc quản lý tập trung này sẽ giúp hệ thống ngân hàng có thể quản lý được khả năng, độ uy tín của đối tượng có nhu cầu được vay cũng như tình hình giải ngân, hạn chế nợ xấu một cách tốt nhất.

Muốn check thông tin nợ xấu trên CIC bạn có thể đọc bài viết tại đây.

Dịch vụ xóa nợ xấu

Hiện nay, tràn lan trên mạng là các dịch vụ nhận xóa nợ xấu trên hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam CIC.

Các bạn dễ dàng bắt gặp các mẫu quảng cáo có nội dung sau:

Ở trang web taichinh24…net : “Khi các bạn nộp hồ sơ và bị từ chối vay, tức là các bạn đang bị nợ xấu hoặc có lịch sử tín dụng xấu. Hãy dừng ngay việc đem hồ sơ đi nộp ngân hàng, nếu nộp thì vẫn bị chối và nát hồ sơ. Hãy gọi ngay cho chúng tôi, chúng tôi cam kết khi bạn dùng dịch vụ xóa nợ xấu sẽ vay được tiền ngân hàng và vay được rất nhiều tiền”.

Xem thêm: Chuẩn Bị Đồ Đi Du Lịch – Vật Dụng Cần Thiết Khi Đi Du Lịch

Thực hư chuyện này ra sao? Báo Thanh niên đã có bài phỏng vấn Ông Cao Văn Bình, Phó tổng giám đốc Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia VN (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước. Bạn có thể xem bài viết trên báo tại đây.

Nội dung phúc đáp như sau:

“Theo quy định, lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ được lưu trên hệ thống trong vòng 5 năm, nên những đơn vị quảng bá có thể xóa nợ xấu trên CIC là hoàn toàn không đúng và bịa đặt. CIC chỉ có thể sửa thông tin tín dụng của khách hàng trong trường hợp ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp thông tin sai sót kỹ thuật do ngân hàng gây ra như nhầm ngày trả nợ, chuyển nhầm nhóm nợ của khách hàng từ nợ chú ý sang thành nợ xấu… Công văn đề nghị chỉnh sửa thông tin này gửi cho CIC phải do tổng giám đốc của ngân hàng ký. Hơn nữa, dữ liệu thông tin tín dụng của khách hàng chỉ được CIC cung cấp cho các tổ chức tín dụng, hoặc chính khách hàng đó, chứ CIC không cung cấp cho một đơn vị khác hoặc một cá nhân khác”

Do đó việc nhiều cá nhân, tổ chức đưa ra các dịch vụ xóa nợ xấu trên CIC là không đúng sự thật, có dấu hiệu lừa đảo và thực tế thì cũng đã có nhiều người bị lừa không thể lấy tiền lại được, vì thế các bạn cần phải tỉnh táo để không phải tiền mất tật mang.

*

Cần làm gì để khắc phục nợ xấu

Đầu tiên, nếu có ai đó lấy thông tin của bạn để vay tiền và phát sinh nợ xấu, bị ghi lại trên hệ thống của CIC thì bạn hãy làm đơn khiếu nại và cung cấp các bằng chứng có liên quan để họ xem xét và xóa bỏ lịch sử tín dụng này cho bạn. Đây là Trang web của CIC.

Còn nếu khoản vay của bạn trên 10 triệu đồng, để thông tin về nợ xấu của bạn biến mất trên hệ thống CIC thì việc đầu tiên bạn phải làm là thanh toán ngay toàn bộ gốc và lãi (cả lãi phạt quá hạn) cho ngân hàng.

Sau đó cần thông báo ngay với cán bộ tín dụng phụ trách về việc đã hoàn thành việc thanh toán hết nợ quá hạn tại tổ chức tín dụng. Nếu cần thì khách hàng hoàn toàn có quyền đề nghị ngân hàng làm văn bản xác nhận về việc đã hoàn trả nợ đã quá hạn và lí do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.

Bước tiếp theo là căn cứ theo từng nhóm nợ được quy định trong Bảng 1 ở trên, bạn phải chờ hết hạn thời gian thì nợ xấu của bạn sẽ được xóa.

Như bạn thấy ở trên thì việc bị dính thông tin nợ xấu trên lịch sử tín dụng sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc vay vốn của bạn ở những lần tiếp theo. Sau đây mình sẽ hướng dẫn bạn

Cách ngăn ngừa khả năng phát sinh nợ xấu khi vay vốn

Trước khi vay vốn bạn nên xem xét và cân đối năng lực tài chính của bản thân, cân bằng giữa mức thu nhập hàng tháng và các khoản phải trả dự kiến trong đó có tính toán các khoản chi tiêu của gia đình, công việc, các chi phí phát sinh không mong muốn khác. Rất nhiều trường hợp phát sinh nợ xấu là do khách hàng vay mượn quá mức, vượt quá năng lực trả nợ của bản thân, dẫn tới phát sinh các khoản nợ quá hạn.Đọc kỹ các hợp đồng tín dụng, nhất là các điều khoản về thời hạn thanh toán, về lãi phạt quá hạn, phân bổ lãi và gốc trước khi ký tên và chấp nhận vay vốn. Nếu không hiểu hết các điều khoản này hãy nhờ nhân viên tư vấn giúp bạn.Cũng cần hạn chế vay tín chấp, vay theo thẻ tín dụng vì đây là các khoản vay có lãi suất cao, cách tính lãi và phí phạt phức tạp, đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới nhiều khách hàng bị phát sinh các khoản nợ xấu.Khi đã chấp nhận vay tín chấp hay mua hàng trả góp, bạn cần phải trả tiền đầy đủ và đúng hạn theo như cam kết trong hợp đồng vay tiền.Còn nếu như bạn quên thanh toán chỉ vì quá bận rộn với công việc kinh doanh, gia đình, con cái… thì với việc chậm thanh toán các khoản vay, thẻ tín dụng bạn sẽ có nguy cơ bị rơi vào đối tượng nợ xấu. Để hạn chế điều này, bạn có thể sử dụng những tính năng thanh toán tự động từ các tài khoản trực tuyến của ngân hàng. Hàng tháng đến ngày đã lên lịch, hệ thống sẽ tự động trích tiền từ tài khoản để “trả nợ” cho bạn. Như vậy, nguy cơ phát sinh nợ xấu của bạn sẽ hoàn toàn được kiểm soát.

Xem thêm:

Trên đây mình đã tư vấn cho bạn về dịch vụ xóa nợ xấu ngân hàng. Hãy nhớ là không nên tin tưởng các dịch vụ xóa nợ xấu trên CIC của ngân hàng Nhà nước nhé. Những cá nhân này chỉ lợi dụng nhu cầu cần vay tiền của bạn để chuộc lợi mà thôi. Cuối cùng xin chúc bạn vay vốn thành công và tránh bị nợ xấu ngân hàng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *