MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ Y TẾ ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————–

Số: 3781/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINHSẢN, SỨC KHỎE TÌNH DỤC CHO VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 2020-2025”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sứckhỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.

Đang xem: Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

Ban hành kèm theo Quyếtđịnh này “Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏetình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025”.

Điều 2. Quyết định này có hiệulực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Vănphòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Chánh thanh tra Bộ và các Vụtrưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng của Bộ Y tế; Giám đốc các Viện, Bệnh việntrực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Học viện, Hiệu trưởng các trường Đại học cóđào tạo nhân lực y tế; Thủ trưởng Y tế ngành; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: – Như Điều 3; – Bộ trưởng (để báo cáo); – Các Thứ trưởng (để biết); – Website Bộ Y tế; – Cổng TTĐT BYT (để đăng tải); – Lưu: VT, BMTE.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Trường Sơn

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA

VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, SỨC KHỎE TÌNH DỤC CHO VỊ THÀNH NIÊN,THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 2020-2025

DANHMỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

HIV

Human immunodeficiency virus

Virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

ICPD

International Conference on Population and Development

Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (tại Cairo năm 1994)

ICPD

PoA

International Conference on Population and Development Plan of Action

Chương trình Hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

LTQĐTD

Lây truyền qua đường tình dục

NKĐSS

Nhiễm khuẩn đường sinh sản

SKBMTE

Sức khỏe bà mẹ và trẻ em

SKSS

Sức khỏe sinh sản

SKTD

Sức khỏe tình dục

TN

Thanh niên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UHC

Universal health coverage

Bao phủ phổ cập về y tế

VTN

Vị thành niên

YFS

Youth Friendly Service

Dịch vụ thân thiện với VTN, TN

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe sinh sản (SKSS) và sức khỏe tình dục (SKTD)là những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển lành mạnh vềthể chất và tinh thần của vị thành niên, thanh niên (VTN, TN). Đầu tư cho chămsóc SKSS, SKTD là đầu tư cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc, góp phần nângcao chất lượng nguồn nhân lực, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa của đất nước. Ngay tại Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994(ICPD), nguyên thủ hơn 190 quốc gia tham dự đã cam kết thực hiện Chương trìnhhành động của ICPD (ICPD PoA) trong đó chăm sóc SKSS, SKTD cho phụ nữ, trẻ emgái luôn là ưu tiên cùng với việc giáo dục, phát triển nghề nghiệp, tạo cơ hộiviệc làm, xóa bỏ các hình thức đối xử bất công với phụ nữ, đặc biệt là trẻ emgái… Tại các Hội nghị đánh giá thực hiện PoA của Liên hợp quốc, việc tổ chức mạnglưới cung cấp dịch vụ đặc thù (dịch vụ thân thiện – YFS), có chất lượng, phù hợpvới nhóm tuổi, văn hóa mỗi quốc gia đều được đề cập, đặc biệt là việc giáo dụcSKSS, SKTD toàn diện (CSE) bao gồm cả kỹ năng sống và sự tham gia của VTN, TNtrong toàn bộ quá trình xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện, theo dõi giámsát, đánh giá như là những yêu cầu tiên quyết đối với sức khỏe và sự phát triểncủa VTN, TN.

Trong Chiến lược toàn cầu về sức khỏe phụ nữ, trẻem và vị thành niên năm 2016, để hướng tới thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bềnvững vào năm 2030, Liên hợp quốc cũng đã nhấn mạnh việc chăm sóc SKSS, SKTD choVTN, TN thông qua tăng cường đầu tư cho chăm sóc sức khỏe, tăng độ bao phủ phổcập (UHC), phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền, sự tham gia củacác cá nhân và cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Vị thành niên: theo định nghĩa của Tổ chức Ytế thế giới, lứa tuổi vị thành niên là từ 10-19 tuổi, và thường được chia ralàm 3 giai đoạn: VTN sớm (10-13 tuổi), VTN giữa (14-16 tuổi), và VTN muộn(17-19 tuổi).

Thanh niên: theo định nghĩa của Tổ chức Y tếthế giới, lứa tuổi thanh niên nằm trong khoảng 15-24 tuổi. Theo quy định của LuậtThanh niên Việt Nam, thanh niên là công dân từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Kế hoạchhành động này sử dụng kết hợp khái niệm thanh niên của Liên hợp quốc và ViệtNam với nhóm đối tượng ưu tiên là những thanh niên trong độ tuổi từ 15-24, nhómngười trẻ dưới 30 tuổi chưa hoặc đã kết hôn và là lao động tại các khu côngnghiệp.

Sức khỏe sinh sản: là trạng thái hoàn toànthoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội mà không chỉ đơn thuần là không có bệnhtật hay ốm đau liên quan đến hệ thống sinh sản. SKSS do đó ngụ ý rằng mọi ngườicó thể có một cuộc sống tình dục hài lòng và an toàn; họ có khả năng sinh sảnvà tự quyết định về thời điểm sinh sản.

Sức khỏe tình dục: là trạng thái hoàn toànthoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội mà không chỉ đơn thuần là không có bệnhtật hay rối loạn chức năng liên quan đến tình dục. Nó đòi hỏi một cách tiếp cậntích cực và tôn trọng đối với tình dục và các mối quan hệ tình dục, cũng như khảnăng có những trải nghiệm tình dục hài lòng và an toàn, không bị ép buộc, phânbiệt đối xử và bạo lực.

Dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN: Hiệnnay chưa có định nghĩa chính thức nào về các dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD choVTN, TN. Thông thường, các dịch vụ này bao gồm: tư vấn/giáo dục, dự phòng và điềutrị (lâm sàng và cận lâm sàng). Có nhiều cách phân loại, nhưng nhìn chung các dịchvụ thông thường bao gồm:

– Thông tin, giáo dục, và truyền thông; tư vấn (vềnhững thay đổi thể chất và tâm lý trong lứa tuổi VTN, vấn đề tình dục, phòngtránh HIV, dự phòng các vấn đề SKSS, SKTD).

– Tư vấn về các vấn đề SKSS, SKTD cho VTN, TN.

– Chăm sóc trước sinh và sau sinh cho VTN, TN.

– Phá thai an toàn và dịch vụ sau phá thai cho VTN,TN.

– Dự phòng và điều trị BLTQĐTD, bao gồm HIV/AIDS.

– Dự phòng, điều trị và theo dõi bạo lực thể chất,tâm lý, tình dục, bạo lực trên cơ sở giới.

Giáo dục SKSS, SKTD toàn diện (CSE) phù hợp vớilứa tuổi: Đây là một cách tiếp cận phù hợp với văn hóa ở Việt Nam đối với lứatuổi VTN, TN để nâng cao nhận thức, kỹ năng sống, cải thiện hành vi SKSS, SKTDvà các mối quan hệ thông qua việc cung cấp các thông tin chính xác về mặt khoahọc, thực tế và không phán xét. Giáo dục SKSS, SKTD trao cơ hội để VTN, TN khámphá các giá trị và thái độ của bản thân mình cũng như trang bị các kỹ năng sống(giao tiếp, ra quyết định, thương thuyết…) nhằm giảm nguy cơ ở nhiều khía cạnhkhác nhau của vấn đề SKSS, SKTD.

Dịch vụ thân thiện với VTN, TN: Các dịch vụ chămsóc SKSS, SKTD được cung cấp đáp ứng các nhu cầu cụ thể, phù hợp với đặc điểmtâm sinh lý lứa tuổi và mong muốn của VTN, TN. Các dịch vụ này được cung cấp đảmbảo tính thân thiện, riêng tư và không phán xét.

Bình đẳng và công bằng giới: bình đẳng giớitrong y tế có nghĩa là phụ nữ và nam giới, trong suốt cuộc đời và với những đặcđiểm đa dạng vốn có, họ đều cần có cùng điều kiện và cơ hội để được tiếp cận dịchvụ y tế có chất lượng, được thực hiện đầy đủ các quyền và tiềm năng để được khỏemạnh. Đạt được bình đẳng giới trong sức khỏe thường đòi hỏi các biện pháp cụ thểnhằm giảm thiểu các rào cản. Công bằng giới chỉ những cơ hội công bằng để mọingười đạt được tiềm năng sức khỏe đầy đủ cho dù họ có những đặc điểm nhân khẩuhọc, xã hội, kinh tế hay địa lý khác nhau.

Nhạy cảm về giới trong các dịch vụ chăm sóc SKSS,SKTD: là cách người cung cấp dịch vụ đối xử với khách hàng nam hoặc nữtrong các cơ sở cung cấp dịch vụ và do đó ảnh hưởng đến việc khách hàng tìm kiếmvà tiếp tục sử dụng dịch vụ, và thực hiện các hành vi sức khỏe. Đây cũng có thểcoi là một chỉ số đo lường chất lượng của một dịch vụ (ví dụ: trong dịch vụKHHGĐ, các phương pháp dành cho nam cũng như nữ đều được cung cấp).

PHẦNI. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, SỨC KHỎE TÌNH DỤC CHO VỊTHÀNH NIÊN, THANH NIÊN

1.1. Thực trạng sức khỏe sinhsản, sức khỏe tình dục của vị thành niên, thanh niên

Kết quả điều tra quốc gia về SKSS, SKTD (năm 2015)cho thấy ngày nay VTN, TN được thụ hưởng chất lượng cuộc sống cao hơn, có điềukiện tiếp cận thông tin dễ dàng hơn như máy tính (52%) và kết nối internet(49%). So sánh với năm 2009 thì các con số này lần lượt chỉ là 20% và 11%. Hơn90% thanh thiếu niên trong độ tuổi 10-24 cho biết đã trao đổi và tiếp cận thôngtin thông qua các kênh hiện đại như Internet, truyền hình và tin nhắn SMS trênđiện thoại di động <19>. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2017, công tácchăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệnữ VTN, TN có kiến thức đúng về thời điểm mà một người phụ nữ dễ thụ thai đã đượccải thiện, mặc dù chưa nhiều (22,1% năm 2017 so với 18,0% năm 2010). Tỷ lệ này ởnam tương ứng là 12,8% và 7,0%. Tỷ suất sinh ở nữ VTN (15-19 tuổi) đã giảm đángkể từ 46 ca sinh/1.000 phụ nữ (năm 2011) xuống còn 30 ca sinh/1.000 phụ nữ (năm2017). Nhu cầu chưa được đáp ứng về các BPTT ở nữ độ tuổi 15-24 đã giảm xuống29,6% (năm 2017) so với 35% (năm 2011).

Tuy nhiên, tình trạng SKSS, SKTD của VTN, TN vẫnđang tồn tại những vấn đề rất đáng quan tâm, cụ thể như sau:

Sức khỏe tình dục: Tuổi trung bình lần quanhệ tình dục đầu tiên của các đối tượng điều tra ở nhóm tuổi 14-24 là 18,7(2017) sớm hơn so với kết quả của các điều tra trước (19,6 năm 2010). Khoảng13% thanh thiếu niên cho biết đã từng có quan hệ tình dục và trung bình họ đãcó 2 bạn tình. Trong tổng số thanh thiếu niên tham gia cuộc điều tra, 15% chobiết có quan hệ tình dục trước hôn nhân. VTN, TN Việt Nam chưa có kiến thức đầyđủ và thực hành chưa đúng về các vấn đề sức khỏe tình dục. Một nghiên cứu trênđối tượng nữ công nhân di cư ở tuổi TN cho thấy tỷ lệ không sử dụng biện pháptránh thai (BPTT) trong 6 tháng qua là 27,8%.

Hôn nhân, mang thai, phá thai, sinh con: Nhómdân tộc thiểu số kết hôn sớm hơn 6 lần so với dân tộc Kinh (8,4% so với 1,4%),và cao hơn trung bình cả nước 3,5 lần (2,5%). Tỷ lệ từng kết hôn trong nhóm VTNtừ 15-19 tuổi là 2,6%. Trong số những người đã từng kết hôn, 15% nữ và 27% namđã kết hôn trước tuổi pháp luật cho phép. Kiến thức về mang thai của thanh thiếuniên trong độ tuổi 10-24 không đầy đủ, chỉ có 17% trả lời đúng các câu hỏi vềnhững ngày mà phụ nữ có khả năng thụ thai. Trong tổng số nữ trong độ tuổi15-24, có 18 trên 1,000 người đã từng phá thai (chiếm 9,2% trong tổng số nhữngngười đã từng có thai). Tỉ lệ phá thai đặc biệt cao hơn ở nhóm nữ trong độ tuổi19-24, dân tộc thiểu số và nữ đã từng kết hôn so với nhóm nữ trong độ tuổi từ15-18, người Kinh và người chưa từng kết hôn. Nhu cầu chưa được đáp ứng về biệnpháp tránh thai hiện đại trung bình khoảng 30% và thậm chí lên tới 48,4% đối vớinữ chưa từng kết hôn độ tuổi 15-24. Trong tổng số thanh thiếu niên tham gianghiên cứu, 83% đã từng nghe nói về bao cao su nam và 63,4% hiểu đúng mục đíchcủa việc dùng bao cao su. Tuy nhiên, chỉ có 26% trong số họ biết các sử dụngbao cao su đúng cách. Tình trạng sinh con ở tuổi chưa thành niên vẫn còn tồn tạiở Việt Nam. Trên phạm vi toàn quốc, phụ nữ chưa thành niên (từ 10-17 tuổi) sinhcon trong 12 tháng trước thời điểm Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 chiếmtỷ trọng 3,3‰; cao nhất ở Trung du và miền núi phía Bắc (9,7‰) và Tây Nguyên(6,8‰). Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ phụ nữ sinh con khi chưa thành niên thấpnhất (1,1‰).

HIV và nhiễm khuẩn đường sinh sản: Thanh thiếuniên trong độ tuổi 10- 24 có kiến thức cơ bản nhưng không đầy đủ về HIV/AIDS,chỉ có 27% có kiến thức đúng, toàn diện và có khả năng trả lời tất cả các câu hỏivề HIV/AIDS. Tỉ lệ thanh thiếu niên có thái độ chấp nhận người nhiễm HIV còn thấp(14%). Chỉ có 21% nam trong độ tuổi 10-24 có thể nêu được một triệu chứng củacác viêm nhiễm đường sinh sản và tỷ lệ này ở nữ là 19%. Khoảng 28% nam và 55% nữcho biết có triệu chứng viêm nhiễm đường sinh sản trong vòng 06 tháng qua(2015).

Sự hỗ trợ của cha mẹ và thầy cô giáo về SKSS,SKTD: Việc trao đổi với người lớn về các chủ đề SKSS, SKTD trong vòng 12 thángtrước điều tra của thanh thiếu niên trong độ tuổi 10-24 còn hạn chế, thanh thiếuniên thích hỏi các nhân viên y tế hơn.

Bạo lực: Thái độ bình đẳng giới của VTN, TNnhìn chung là khá thấp, đặc biệt là ở nhóm nam (9,5%) và dân tộc thiểu số(6,4%). Khoảng 60% thanh thiếu niên đang đi học đã bị một hình thức bạo lực họcđường trong vòng 12 tháng qua. Bạo lực tinh thần là phổ biến nhất (50%), tiếp đếnlà bạo lực thể chất (34%) và cuối cùng là bạo lực tình dục (12%). Học sinh/sinhviên nam bị bạo lực học đường nhiều hơn học sinh/sinh viên nữ. Khoảng 9,4%thanh thiếu niên đã từng bị bạo lực gia đình trong vòng 12 tháng qua trong đó gầnmột nửa (42%) cho biết họ đã không làm gì khi bị bạo hành.

Tìm kiếm và tiếp cận thông tin về SKSS, SKTD: VTN,TN vẫn gặp phải nhiều khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD đảmbảo chất lượng, ví dụ các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) hiện nay tậptrung chủ yếu vào những người đã kết hôn. Can thiệp, chương trình SKSS, SKTDcho VTN, TN còn thiếu hụt trong giải quyết các vấn đề của các nhóm thiệt thòi,dân tộc thiểu số, và vấn đề giới. Phương tiện thông tin đại chúng là nguồnthông tin phổ biết nhất để tìm hiểu thông tin về 9 chủ đề SKSS, SKTD. Yếu tốquan trọng nhất để lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD là khoảngcách gần nhà và nơi làm việc (38%); tiếp đến là sự tin tưởng vào năng lựcchuyên môn của cán bộ y tế (33%); cuối cùng là cơ sở và thiết bị tốt (23%).

1.2. Một số kết quả chính củahệ thống y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục củavị thành niên, thanh niên

Chủ trương, chính sách, hướng dẫn chuyên mônkỹ thuật

– Hệ thống chính sách về SKSS, SKTD cho VTN-TNtương đối đầy đủ với các văn bản có nội dung đề cập đến các khía cạnh liên quantới SKSS, SKTD của VTN-TN ở mức độ khác nhau thể hiện sự cam kết của Chính phủ.

Nhân lực

Hàng năm, đều có các chương trình đào tạo nâng caonăng lực cho một số giảng viên tuyến tỉnh về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN(bao gồm cả trong và ngoài ngành y tế).

Tài chính

Trong những năm qua, việc huy động tài chính từ cácnguồn kinh phí khác nhau (trung ương, địa phương, các tổ chức, cá nhân trong nướcvà quốc tế) được thực hiện để truyền thông, thử nghiệm mô hình, định hướng cácgiải pháp, kỹ thuật phù hợp cho chương trình chăm sóc SKSS, SKTD của VTN, TN.

Thông tin

Từ năm 2009, chỉ số VTN mang thai (trên tổng sốmang thai) và VTN phá thai (trên tổng số phá thai) đã được đưa vào báo cáo thườngquy của Vụ SKBMTE.

Cung cấp dịch vụ

Trong hơn 10 năm qua, ngành y tế và các bên liênquan – thông qua thực hiện chương trình mục tiêu, các dự án, đề án – đã có nhiềunỗ lực trong cung cấp thông tin và các dịch vụ thân thiện về SKSS, SKTD choVTN, TN như:

– Triển khai một số nhóm dịch vụ chăm sóc SKSS& SKTD thân thiện dựa trên Hướng dẫn quốc gia (đến 2018 triển khai tại 42 tỉnhthuộc dự án mục tiêu quốc gia).

– Có nhiều bên tham gia qua các chương trình truyềnthông, khám và điều trị về SKSS, SKTD cho VTN, TN.

– Các chương trình thông tin – giáo dục – truyềnthông và cung cấp dịch vụ chuyên môn kỹ thuật của các bên ngoài ngành y tế đã dựatrên định hướng của chính phủ, một số tổ chức đã ưu tiên cho khu vực miền núi,công nhân tại các khu công nghiệp.

1.3. Một số nguyên nhân chínhảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vịthành niên, thanh niên

Kết quả rà soát việc thực hiện chính sách và chươngtrình chăm sóc SKSS, SKTD của VTN, TN trong thời gian hơn 10 năm qua đã cho thấyđang tồn tại những nguyên nhân khác nhau về điều hành, nhân lực, tài chính, hệthống thông tin, và cung cấp dịch vụ, cụ thể như sau:

Chủ trương, chính sách, hướng dẫn chuyên mônkỹ thuật

Các nội dung chính sách về SKSS, SKTD cho VTN, TNhiện cũng đang có những thiếu hụt nhất định làm ảnh hưởng không nhỏ đến mụctiêu và kết quả thực hiện của các chương trình về SKSS, SKTD cho VTN, TN, cụ thể:

– Việt Nam chưa xây dựng chiến lược/kế hoạch riêngbiệt và toàn diện về SKSS, SKTD cho VTN, TN như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

– Nội dung các chính sách về SKSS, SKTD cho VTN, TNmặc dù đã được đề cập đến trong một số văn bản chính sách nhưng chưa bao trùm đốitượng một cách toàn diện, cụ thể là chưa bao phủ tới các nhóm VNT-TN thiệt thòinhư nhóm VTN trong độ tuổi từ 10 đến 14 tuổi, nhóm dân tộc thiểu số, nhóm VTNkhuyết tật, nhóm TN trẻ di cư…

– Trong nội dung các chính sách về SKSS, SKTD choVTN, TN vẫn còn một số khác biệt và thiếu hụt như:

+ Khác biệt về một số khái niệm và quy định giữatrong nước và quốc tế như độ tuổi của VTN, yêu cầu sự chấp thuận của người giámhộ khi tiếp cận một số dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD (ví dụ phá thai…)

+ Chưa có qui định giáo dục SKSS, SKTD toàn diệncho VTN, TN là yêu cầu bắt buộc cần phải triển khai đồng bộ và toàn diện trongnhà trường.

+ Chưa có kế hoạch, hướng dẫn cụ thể để mở rộng triểnkhai bình đẳng giới, nhạy cảm giới trong chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN; chưacó hướng dẫn cụ thể về nội dung và cách thức vận động tạo môi trường thuận lợicho lĩnh vực chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN để các ban, ngành cả trung ương vàđịa phương có thể vận dụng thực hiện, cũng như huy động sự tham gia hiệu quả củakhối tư nhân và tổ chức phi chính phủ.

+ Chưa có chương trình riêng biệt, đặc thù cung cấpBPTT cho TN trẻ chưa kết hôn.

+ Hướng dẫn cung cấp dịch vụ cho nhóm VTN, TN thiệtthòi cần được bổ sung và cụ thể hơn.

Nhân lực

Nhân lực y tế phân bố không đồng đều giữa các vùngđịa lý, kinh tế, xã hội. Thêm vào đó, nhân lực thường biến động nên tình trạngcán bộ được đào tạo lại không trực tiếp tham gia lâu dài trong cung cấp dịch vụSKSS, SKTD cho VTN, TN xảy ra khá phổ biến, dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ đượcđào tạo chuyên sâu về cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN. Ngoàira, nhân lực của khối trường học có khả năng tham gia cung cấp thông tin, dịchvụ chăm sóc SKSS, SKTD thân thiện với VTN, TN còn khá hạn chế.

Tài chính

Thách thức lớn đối với vấn đề tài chính là thiếu sựcam kết và hạn hẹp nguồn kinh phí dành cho chăm sóc SKSS, SKTD của VTN, TN cả ởtuyến trung ương và địa phương. Hiện tại chưa có dòng ngân sách riêng cho chươngtrình chăm sóc SKSS, SKTD VTN-TN trong khi kinh phí ngày càng giảm. Ở nhiều tỉnh/thànhphố, kinh phí phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn từ các chương trình do ngân sáchtrung ương cấp và không ổn định.

Theo xu thế chung, nguồn ngân sách đầu tư của nhànước cho lĩnh vực này ngày càng hạn chế trong khi nguồn lực hỗ trợ của các tổchức quốc tế cho công tác chăm sóc SKSS nói chung và SKSS, SKTD cho VTN, TN nóiriêng ngày càng giảm. Trong khi đó, bảo hiểm y tế (BHYT) hiện chưa chi trả chocác gói dịch vụ đặc thù trong chăm sóc SKSS, SKTD của VTN, TN (như tư vấn).

Tại trường học, quy định cán bộ y tế trường học cóchứng chỉ hành nghề là một rào cản lớn cho việc thực hiện các dịch vụ tại trườnghọc mà có thể được BHYT thanh toán do rất nhiều trường không có cán bộ y tế đạttrình độ theo yêu cầu. Điều này đã tạo ra những rào cản cho các trường họctrong việc cung cấp dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD VTNnói riêng.

Thông tin

Trong lĩnh vực thông tin, vấn đề đang tồn tại làthiếu hệ thống theo dõi và thu thập số liệu thường quy cho các chỉ số cơ bản vềSKSS, SKTD của VTN, TN khiến cho thông tin về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TNchưa được thu thập một cách hệ thống và toàn diện, thiếu chính xác và chưa kịpthời. Chất lượng lưu trữ và thu thập số liệu rất hạn chế.

Thêm vào đó là chưa có cơ chế, giải pháp quản lýthông tin hiệu quả với các cơ sở y tế tư nhân. Việc thiếu các công cụ theo dõi,đánh giá và các chế tài phù hợp đối với việc thực hiện chính sách, chương trìnhkhiến cho các văn bản chính sách tuy đầy đủ nhưng việc triển khai còn hạn chế.

Cung cấp dịch vụ

Nhìn chung, chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS &SKTD thân thiện không đồng đều và các can thiệp mới dừng ở quy mô thí điểm,chưa nhân rộng mô hình, chủ yếu là do thiếu kinh phí và chương trình không lồngghép/kết hợp với các hoạt động thường qui ở địa bàn can thiệp.

Hiện nay, cung cấp thông tin sử dụng các cách tiếpcận truyền thống là chính và việc áp dụng một số các hình thức truyền thông sửdụng công nghệ thông tin và truyền thông như trò chơi tương tác qua mạng, đườngdây nóng, m- health (mobile health)…, chỉ ở qui mô hẹp của dự án thí điểm vàchưa có các bằng chứng mạnh mẽ về kết quả thay đổi hành vi SKSS, SKTD của VTN,TN. Việc phổ biến các kết quả rộng rãi cũng như vận động về khả năng mở rộng đểđảm bảo tính bền vững còn hạn chế.

Can thiệp chăm sóc SKSS, SKTD tại các trường dạynghề, cao đẳng và đại học chưa được quan tâm và hầu như còn “bỏ ngỏ”. Canthiệp tại các trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) đượctriển khai rộng rãi hơn thông qua chương trình mục tiêu của hệ thống y tế vàqua các dự án can thiệp từ các nguồn tài trợ của tổ chức quốc tế, tuy nhiên cònhạn chế về các bằng chứng đánh giá tác động và phổ biến, nhân rộng các kết quảcan thiệp này. Các chương trình giáo dục SKSS, SKTD trong nhà trường đang đượcthực hiện nhưng không nhất quán giữa các tỉnh và không nằm trong nội dung giámsát của Sở Giáo dục – Đào tạo hay Sở Y tế, mà phụ thuộc vào sự tự nguyện của từngtrường. Các hoạt động truyền thông cung cấp thông tin, tư vấn về SKSS, SKTD choVTN, TN tới các đối tượng VTN, TN ngoài nhà trường cũng đã được thực hiện nhưngtổ chức rời rạc, thiếu tính đồng bộ và quy mô. Việc cung cấp thông tin và dịchvụ về SKSS, SKTD cho các nhóm đối tượng như: nhóm VTN trong độ tuổi từ 10 đến 14;nhóm VTN, TN chưa kết hôn; nhóm VTN, TN khuyết tật; nhóm VTN di cư; nhóm VTN,TN lao động tại các khu công nghiệp và nhóm dân tộc thiểu số vẫn còn gặp nhiềukhó khăn. Việc tuyên truyền về SKSS, SKTD cho VTN, TN trong cộng đồng, tới cácbậc cha mẹ cũng chỉ mới là các bước ban đầu.

Dịch vụ thân thiện với VTN, TN là cách tiếp cận hiệuquả, đã được hướng dẫn thực hiện trong triển khai các dịch vụ chăm sóc SKSS,SKTD cho VTN, TN tại các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên việccung cấp dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của VTN, TN. Việc thiết lập và duytrì mối liên kết, chuyển gửi hiệu quả giữa các điểm cung cấp thông tin SKSS,SKTD tại trường học, cộng đồng, doanh nghiệp… và mạng lưới cung cấp dịch vụthân thiện tại địa phương bao gồm cả các đơn vị y tế tuyến cơ sở còn rất hạn chế.Việc mở rộng dịch vụ thân thiện còn gặp nhiều khó khăn. Tại tuyến xã, dịch vụchăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN chưa được thực hiện hoặc thực hiện nhưng chưa đạtkết quả như mong muốn kể cả dịch vụ tư vấn cũng như dịch vụ chuyên môn kỹ thuậtở cả tỉnh đồng bằng và miền núi.

Cơ sở y tế tư nhân có xu hướng được VTN, TN chưa lậpgia đình lựa chọn nhiều hơn trong sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD. Tuynhiên, mạng lưới y tế tư nhân hầu như chưa được tham gia vào đào tạo cập nhật vềcung cấp dịch vụ thân thiện với VTN-TN và chưa được giám sát thường xuyên về chấtlượng dịch vụ.

Cuối cùng, những rào cản về văn hóa- xã hội vẫnđang là thách thức lớn trong cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTDVTN, TN. Định kiến về SKSS, SKTD của cả cha mẹ, giáo viên, nhân viên y tế và cộngđồng; cách nhìn phiến diện về SKSS/SKTD tuổi VTN, TN trong xã hội đã và đang ảnhhưởng đến tư tưởng và quan niệm của chính VTN, TN, gây cản trở không nhỏ đến việctiếp cận, sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD VTN, TN.

PHẦNII. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, SỨC KHỎE TÌNH DỤCCHO VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 2020 – 2025

2.1. Cơ sở xây dựng Kế hoạchhành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vịthành niên, thanh niên giai đoạn 2020 – 2025

Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc SKSS, SKTDcho VTN, TN giai đoạn 2020-2025 được xây dựng dựa trên các chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ Luật, Nghị định, Chiến lược của Chính phủđến các Thông tư và Hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế cũng như các Bộ/Ngành liênquan, cụ thể:

– Luật Trẻ em năm 2016.

– Luật Thanh niên năm 2005.

– Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10 /2017 của Hội nghịlần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá XII về công tác Bảo vệ, Chăm sóc vàNâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

– Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25/10 /2017 của Hội nghịlần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá XII về công tác dân số trong tìnhhình mới.

– Chiến lược toàn cầu về sức khỏe phụ nữ, trẻ em vàvị thành niên giai đoạn 2016-2030 của Liên hiệp quốc

– Tuyên bố Nairobi 2019 của Liên hiệp quốc 25 nămsau Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển: thúc đẩy sự cam kết của các Quốcgia trong việc thực hiện Chương trình hành động của ICPD cũng như thực hiện cácMục tiêu Phát triển bền vững SDGs vào năm 2030.

2.2. Một số định hướng ưutiên giai đoạn 2020 – 2025

a) Tăng cường nhận thức của các cấp chính quyền vànâng cao sự hiểu biết của cộng đồng, bao gồm cả phụ huynh, thầy cô giáo, lãnh đạodoanh nghiệp và các cán bộ y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN,TN.

b) Xây dựng chính sách, kế hoạch can thiệp dựa trêncác bằng chứng khoa học thu được từ các cuộc điều tra, khảo sát và nghiên cứukhoa học. Tập trung các nhóm đối tượng ưu tiên: VTN lứa tuổi 10-14; VTN, TN15-24 tuổi chưa kết hôn; VTN, TN khuyết tật; người di cư, lao động trẻ tại cáckhu công nghiệp và VTN, TN dân tộc thiểu số. Lựa chọn các can thiệp phù hợp vớicác điều kiện tự nhiên và xã hội, tôn trọng yếu tố văn hóa, tâm lý, phong tục,tập quán; huy động tối đa sự tham gia của người dân và cộng đồng trong việc triểnkhai công tác truyền thông và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN.

c) Đẩy mạnh sự tham gia tích cực, chủ động và có ýnghĩa của VTN, TN (trao quyền) trong xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạchcan thiệp, triển khai thực hiện và theo dõi, giám sát, đánh giá về cung cấp dịchvụ chăm sóc SKSS, SKTD (Sáng kiến thanh niên làm chủ: tự thiết kế, tự thực hiện,tự đánh giá).

d) Đi đôi với việc tăng cường tính sẵn có và chấtlượng của mạng lưới cung cấp dịch vụ, cần tăng cường mức độ sử dụng dịch vụchăm sóc SKSS, SKTD của VTN, TN thông qua việc truyền thông, giáo dục sức khỏe,chú trọng giáo dục SKSS, SKTD toàn diện cho VTN, TN; hạn chế những rào cản, khókhăn khi tiếp cận đến dịch vụ CSSKSS, SKTD cho VTN, TN.

e) Gắn kết chặt chẽ các chương trình/dự án can thiệpvề SKSS, SKTD với bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới trongnhóm VTN, TN, các chương trình y tế liên quan như chương trình DS-KHHGĐ,HIV/AIDS, … và các chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác.

g) Tiếp tục củng cố hệ thống thông tin về SKSS,SKTD cho VTN, TN, trong đó bao gồm cả những thông tin từ hệ thống y tế trong vàngoài công lập, nâng cao chất lượng thu thập, báo cáo và sử dụng thông tin dữliệu phục vụ cho công tác lập kế hoạch dựa trên bằng chứng và công tác tuyêntruyền vận động chính sách, nguồn lực, cho các mục tiêu về SKSS, SKTD cho VTN,TN.

2.3. Kế hoạch hành động quốcgia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanhniên giai đoạn 2020 – 2025

2.3.1. Mục tiêu

Mục tiêu chung

Cải thiện tình trạng SKSS, SKTD của VTN, TN; góp phầnđưa VTN, TN trở thành một lực lượng lao động khỏe mạnh, phát huy hết tiềm năngđể đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hướng tới đạt đượccác Mục tiêu Phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể 1: Truyền thông vận độngcác nhà hoạch định chính sách và một số bên liên quan nhằm tạo môi trường thuậnlợi cho chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN dựa trên bằng chứng.

Chỉ tiêu:

– Các chủ trương, chính sách, hướng dẫn chuyênmôn liên quan đến CSSKSS/SKTD VTN, TN được rà soát, bổ sung, sửa đổi và cập nhật.

– Đề án/kế hoạch hành động cấp tỉnh được xây dựng.

– Một số nghiên cứu được triển khai để cung cấpbằng chứng.

Mục tiêu cụ thể 2: Tiếp tục nâng caonhận thức, thay đổi hành vi về chăm sóc SKSS, SKTD của VTN, TN và các đối tượngliên quan (cha mẹ, thầy cô, cán bộ Đoàn thanh niên…) thông qua các hoạt độngtruyền thông, giáo dục và tư vấn phù hợp với đặc thù của các đối tượng, ưu tiêntrong trường học, khu công nghiệp, khu chế xuất và một số nhóm đối tượng thiệtthòi.

Chỉ tiêu:

– Ít nhất 80% VTN, TN có hiểu biết về những nộidung cơ bản trong chăm sóc SKSS, SKTD như tình dục an toàn, các biện pháp tránhthai, hậu quả của mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn, phòng chốngcác bệnh NKĐSS/ LTQĐTD

– Ít nhất 80% các thầy cô giáo, cha mẹ được cungcấp thông tin về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN.

– Ít nhất 80% TN trẻ là người lao động trong cáckhu công nghiệp, khu chế xuất có hiểu biết về các chế độ, chính sách của Nhà nướcliên quan đến

công tác chăm sóc SKSS, SKTD (như BHXH, BHYTtrong chăm sóc thai sản, biện pháp tránh thai, thông tin về các cơ sở cung cấpdịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD…).

– Ít nhất 80% VTN, TN được cung cấp địa chỉ vàbiết các cơ sở cung cấp dịch vụ có chất lượng về chăm sóc SKSS, SKTD.

– Ít nhất 50% TN lứa tuổi 15-24 có hành vi tình dụcan toàn.

Mục tiêu cụ thể 3: Tăng cường tiếp cậnvà nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD thân thiện cho VTN, TN.

Chỉ tiêu:

– 90% cơ sở chăm sóc SKSS tại tất cả các tuyếnthực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông, tư vấn về SKSS, SKTD cho VTN, TN.

– 90% cơ sở chăm sóc SKSS tuyến tỉnh có cán bộđược đào tạo về cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD thân thiện cho VTN, TN.

– 50% cơ sở chăm sóc SKSS tuyến tỉnh cung cấpthông tin, tư vấn SKSS, SKTD VTN, TN; tư vấn và khám sức khỏe trước khi mang thaicho VTN, TN

– 80% nhu cầu về các biện pháp tránh thai hiện đạiở phụ nữ độ tuổi 15- 24 được đáp ứng.

– Tỷ lệ mang thai ở VTN/tổng số phụ nữ mang thaitrong năm báo cáo giảm từ 2,4% xuống còn 1,8%.

– Tỷ suất sinh ở VTN giảm từ 23 ca sinh/1.000 phụnữ xuống còn 18 ca sinh/1.000 phụ nữ.

– Tỷ lệ phá thai ở VTN/tổng số phụ nữ phá thaitrong năm báo cáo giảm từ 1,45% xuống còn 1%.

2.3.2. Đối tượng can thiệp

– Các nhà hoạch định chính sách và các đối tượngliên quan.

– Vị thành niên và thanh niên, trong đó bao gồm cácnhóm đối tượng ưu tiên sau: nhóm VTN trong độ tuổi từ 10 đến 14; nhóm VTN, TNchưa kết hôn; nhóm VTN, TN khuyết tật; nhóm VTN, TN di cư; nhóm VTN, TN là ngườidân tộc thiểu số; nhóm thanh niên kể cả người trẻ dưới 30 tuổi lao động tại cáckhu công nghiệp; nhóm đồng giới (đặc biệt là đồng giới nam).

Xem thêm: Chỉ Số Gdp Về Dịch Vụ Của Năm 2019 Là Bao Nhiêu, Kinh Tế Việt Nam Năm 2019

– Nhân viên y tế tại các cơ sở chăm sóc SKSS.

– Cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ Đoàn thanh niên.

2.3.3. Các giải pháp và hoạt động

2.3.3.1. Nhóm giải pháp tăng cường truyền thôngvận động chính sách và truyền thông thay đổi hành vi

Các hoạt động về truyền thông vận động chínhsách:

– Đẩy mạnh truyền thông vận động về tầm quan trọngcủa SKSS, SKTD đối với VTN, TN cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnhđạo và các đại biểu dân cử.

– Huy động các bộ/ngành, đoàn thể, tổ chức chính trịxã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng tham gia vào vận động chính sách,nguồn lực và tạo môi trường xã hội thuận lợi cho công tác chăm sóc SKSS, SKTD củaVTN, TN.

– Phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Nội vụ ràsoát, cập nhật và triển khai Chương trình giáo dục SKSS/SKTD toàn diện bao gồmcả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông, sinh viên đại học ởmột số trường điểm.

– Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan/phương tiệnthông tin đại chúng để cải tiến phương pháp, nội dung truyền thông về sự cầnthiết và nhu cầu chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN.

Các hoạt động về truyền thông giáo dục sức khỏe,nâng cao nhận thức/thái độ, thay đổi hành vi:

– Tăng cường các hoạt động thông tin – giáo dục -truyền thông cho cộng đồng về: (i) Kiến thức về chăm sóc SKSS, SKTD của VTN,TN, đặc biệt là kiến thức và thực hành đúng về tình dục an toàn, phòng tránhmang thai ngoài ý muốn, phòng chống các bệnh LTQĐTD; (ii) Tính sẵn có và địa chỉcác cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN.

– Rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện các tài liệutruyền thông, giáo dục SKSS/SKTD toàn diện cho cán bộ y tế và cộng đồng, chú trọngcác nhóm đối tượng ưu tiên.

– Cải tiến nội dung, đa dạng hóa các hình thức vàhoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo viết,báo hình, báo nói, báo điện tử. Đặc biệt chú trọng tới ứng dụng các loại hìnhtruyền thông mới như internet, truyền hình tương tác, phát thanh tương tác, sânkhấu tương tác, mạng xã hội.v.v.

– Phối hợp với các bộ/ngành, đoàn thể, các tổ chứcchính trị, xã hội, hội nghề nghiệp nhằm đa dạng hoá các loại hình truyền thôngđến các nhóm đối tượng ưu tiên.

– Đào tạo kỹ năng tư vấn và truyền thông trực tiếpcho đội ngũ người cung cấp dịch vụ ở các tuyến và truyền thông viên tại cộng đồng.Kết hợp giữa truyền thông tại cộng đồng và truyền thông tại các cơ sở cung cấpdịch vụ.

2.3.3.2. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực vàhiệu quả quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách có liên quan đến chăm sóc SKSS, SKTDcho VTN, TN

Các hoạt động:

– Rà soát, bổ sung, cập nhật và hoàn thiện hệ thốngchính sách chăm sóc SKSS, SKTD đối với VTN, TN. Chú trọng sử dụng bằng chứngtrong việc xây dựng chính sách, đề xuất can thiệp phù hợp với điều kiện thực tế.

– Tăng cường năng lực cho mạng lưới chăm sóc SKSS,SKTD về lập kế hoạch, triển khai thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá côngtác chăm sóc SKSS, SKTD đối với VTN, TN tại các tuyến.

– Tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và phốihợp hành động giữa các ngành, các tổ chức liên quan, các địa phương, các đốitác phát triển trong nước và quốc tế trong việc triển khai các mô hình can thiệpcó hiệu quả về chăm sóc SKSS, SKTD đối với VTN, TN.

– Đổi mới phương thức đào tạo liên tục theo hướngđào tạo dựa trên năng lực, đào tạo lấy học viên làm trung tâm. Thể chế hóa chếđộ đào tạo cập nhật thường xuyên bắt buộc cho cán bộ y tế trong lĩnh vực chămsóc SKSS về nội dung chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN.

2.3.3.3. Nhóm giải pháp đảm bảo tài chính, đổi mớiphương thức chi trả nhằm tăng khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ chăm sócSKSS, SKTD cho VTN, TN

Các hoạt động:

– Vận động tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước bao gồmcả kinh phí trung ương và địa phương cho chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN.

– Vận động chính sách, nguồn lực và tạo môi trườngxã hội thuận lợi để chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN, trong đó lưu ý đưa hoạt độngtư vấn SKSS, SKTD cho VTN, TN vào gói dịch vụ được chi trả.

– Vận động các tổ chức trong và ngoài nước, các nhàtài trợ, các đối tác phát triển hỗ trợ nguồn lực và kỹ thuật để chăm sóc SKSS,SKTD cho VTN, TN.

2.3.3.4. Nhóm giải pháp đảm bảo nguồn nhân lựcchuyên ngành và nâng cao năng lực chuyên môn SKSS, SKTD của VTN, TN cho y tếcác tuyến

Các hoạt động:

– Xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn/cập nhậtBộ tài liệu đào tạo chăm sóc SKSS, SKTD đối với VTN, TN có lồng ghép các nộidung về giới, bạo lực giới và phòng chống bạo lực giới, hướng đến cung cấp dịchvụ thân thiện dựa trên các thực hành tốt trong nước và quốc tế khuyến nghị.

– Tổ chức đào tạo liên tục nhằm nâng cao năng lựccho nhân viên y tế đang làm công tác chăm sóc SKSS, SKTD đối với VTN, TN.

– Tổ chức đào tạo tại chỗ, đào tạo theo nhu cầu,chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên cho tuyến dưới theo phương pháp cầm tay chỉviệc về nội dung chăm sóc SKSS, SKTD đối với VTN, TN.

2.3.3.5. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, trangthiết bị, thuốc thiết yếu, khoa học, công nghệ

Các hoạt động:

– Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụchăm sóc SKSS, SKTD hướng tới dịch vụ thân thiện có chất lượng cho VTN, TN tạitất cả các tuyến.

– Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ mới, phùhợp trong chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN, đồng thời đánh giá các mô hình, giảipháp can thiệp nhằm rút kinh nghiệm cho việc nhân rộng.

2.3.3.6. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao tính sẵncó và chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN

Các hoạt động:

– Xây dựng và rà soát cập nhật các tài liệu, hướngdẫn chuyên môn như Hướng dẫn cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD thân thiện vớiVTN, TN; giáo dục SKSS, SKTD toàn diện cho VTN, TN, lưu ý tới các nhóm đối tượngưu tiên.

– Đẩy mạnh sự tham gia của VTN, TN trong xây dựng,triển khai, theo dõi – giám sát – đánh giá các mô hình điểm về cung cấp thôngtin và dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN.

– Tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD thânthiện với VTN, TN, ưu tiên các nhóm đối tượng ưu tiên.

– Mở rộng áp dụng các cách tiếp cận mới trong cungcấp thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN thông qua các dự án cộngđồng (như phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, khởi nghiệp/hỗ trợ sinh kế, sứckhỏe cộng đồng, .v.v.), các ứng dụng công nghệ thông tin/trí tuệ nhân tạo,.v.v. nhằm tăng cường tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTDở VTN, TN; nâng cao chất lượng thông tin/dịch vụ và cải thiện sự hài lòng củangười sử dụng dịch vụ.

– Đẩy mạnh thực hiện liên kết trong cung cấp thôngtin và dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN trên cơ sở huy động hiệu quả cácnguồn lực xã hội từ ngân sách nhà nước, cơ sở y tế tư nhân, các tổ chức phichính phủ/phi lợi nhuận và các nguồn lực hợp pháp khác.

2.3.3.7. Nhóm giải pháp ứng dụng công nghệ thôngtin và cải thiện chất lượng báo cáo thống kê y tế.

Các hoạt động:

– Hoàn thiện bộ chỉ số, công cụ theo dõi, đánh giá vềchăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN theo các nhóm: độ tuổi, dân tộc, khu vực, trìnhđộ học vấn, kinh tế …và lồng ghép vào hệ thống thống kê báo cáo cũng như cơ sởdữ liệu về sức khỏe sinh sản; huấn luyện/đào tạo cho đội ngũ làm công tác thốngkê, báo cáo nhằm nâng cao chất lượng báo cáo.

– Cải thiện quy trình quản lý thông tin về SKSS,SKTD cho VTN, TN (bao gồm: thu thập, phân tích, lưu trữ thông tin) trên nền tảnghệ thống thống kê báo cáo và cơ sở dữ liệu về sức khỏe sinh sản hiện có.

– Tăng cường thu thập, phân tích dữ liệu và sử dụngcác các thông tin đã phân tích theo độ tuổi, giới, trình độ, nơi học tập/làm việc,tôn giáo, vùng địa lý và loại hình dịch vụ liên quan tới SKSS, SKTD của VTN,TN.

2.3.4. Kết quả và đầu ra mong đợi

2.3.4.1. Kết quả mong đợi 1

Các hoạt động vận động chính sách, truyền thônggiáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức, thái độ và thay đổi hành vi được triểnkhai có hiệu quả

Đầu ra 1.1. Tổ chức được 1 – 2 đợt truyềnthông vận động/năm về tầm quan trọng và sự cần thiết của chương trình chăm sócSKSS, SKTD đối với VTN, TN cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạovà các đại biểu dân cử.

Đầu ra 1.2. Các đoàn thể, tổ chức chính trịxã hội, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia vào vận động chính sách,nguồn lực và môi trường xã hội thuận lợi cho chăm sóc SKSS, SKTD đối với VTN,TN.

Đầu ra 1.3. Các tài liệu truyền thông (tờrơi, áp phích, tranh lật, tranh ảnh…) được xây dựng và cung cấp tới các đối tượngVTN, TN, phụ huynh, thầy cô giáo, cán bộ y tế.

Đầu ra 1.4. Các video clip được xây dựng vàphát trên các phương tiện truyền thông đại chúng: truyền hình, truyền thanh.

Đầu ra 1.5. Số lượng truy cập của khách hàngtới các trang thông tin phục vụ chương trình chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN.

Đầu ra 1.6. Số lượng tin nhắn (trực tuyến,điện thoại, .v.v.) được phát triển cho các đối tượng VTN, TN, phụ huynh, thầycô giáo, cán bộ y tế.

2.3.4.2. Kết quả mong đợi 2

Năng lực và hiệu quả quản lý, cơ chế chính sáchcó liên quan đến chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN được cải thiện.

Đầu ra 2.1. Đề án cấp quốc gia về chăm sócSKSS, SKTD cho VTN, TN được xây dựng và ban hành, làm cơ sở cho địa phương xâydựng Đề án cấp tỉnh, thành phố.

Đầu ra 2.2. Kế hoạch hành động/Đề án cấp tỉnh,thành phố về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN được xây dựng và được cấp có thẩmquyền phê duyệt.

Đầu ra 2.3. Các văn bản quy phạm pháp luật,các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN được xây dựngvà tổ chức triển khai.

Đầu ra 2.4. Tổ chức các hội thảo chia sẻthông tin, kinh nghiệm và phối hợp hành động triển khai các mô hình can thiệphiệu quả.

2.3.4.3. Kết quả mong đợi 3

Tài chính cho chăm sóc SKSS, SKTD đối với VTN,TN được đảm bảo

Đầu ra 3.1. Ít nhất 50% tỉnh/thành phố có bốtrí ngân sách để triển khai Kế hoạch hành động/Đề án về chăm sóc SKSS, SKTD choVTN, TN của địa phương giai đoạn 2020-2025 (ngân sách nhà nước, ngân sách vận độngtừ các tổ chức, các nhà tài trợ trong nước, quốc tế và các nguồn hợp phápkhác).

2.3.4.4. Kết quả mong đợi 4

Có đủ nhân lực được đào tạo phục vụ cho chươngtrình chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN.

Đầu ra 4.1. Khảo sát nhu cầu đào tạo nhân lựcphục vụ cho chương trình chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN được thực hiện vào đầukỳ, giữa kỳ, cuối kỳ trong giai đoạn 2020-2025.

Đầu ra 4.2. Các chương trình, tài liệu đào tạoliên tục về chăm sóc SKSS, SKTD đối với VTN, TN được rà soát, cập nhật, chuẩnhóa.

Đầu ra 4.3. Đào tạo lại bổ sung đội ngũ cánbộ về cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD thân thiện cho VTN, TN

2.3.4.5. Kết quả mong đợi 5

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, khoa học và côngnghệ được nâng cấp, trang bị đủ để triển khai chương trình chăm sóc SKSS, SKTDcho VTN, TN.

Đầu ra 5.1. Các cơ sở y tế từ tuyến huyện trởlên được đầu tư, nâng cấp để tổ chức phòng khám riêng hoặc lồng ghép cung cấp dịchvụ chăm sóc SKSS, SKTD thân thiện với VTN, TN.

Đầu ra 5.2. Công tác nghiên cứu khoa học,công nghệ và ứng dụng công nghệ mới và hợp tác quốc tế trong chăm sóc SKSS,SKTD cho VTN, TN được triển khai có hiệu quả, đồng thời đánh giá hiệu quả của cácmô hình can thiệp, tiến đến nhân rộng mô hình.

2.3.4.6. Kết quả mong đợi 6

Tính sẵn có và chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS,SKTD cho VTN, TN được đảm bảo.

Đầu ra 6.1. Các hướng dẫn chuyên môn về cungcấp thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD thân thiện với VTN, TN được ràsoát, xây dựng, bổ sung và cập nhật, lưu ý các nhóm đối tượng ưu tiên.

Đầu ra 6.2. Ít nhất 2 mô hình điểm về cung cấpthông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN tại các khu công nghiệp vànhóm thiệt thòi được xây dựng và triển khai với sự tham gia của VTN, TN.

Đầu ra 6.3. Số lượng các dịch vụ chăm sócSKSS, SKTD thân thiện với VTN, TN được cung cấp; Số lượt VTN, TN tiếp cận các dịchvụ chăm sóc SKSS, SKTD thân thiện, đặc biệt là các nhóm đối tượng ưu tiên.

Đầu ra 6.4. Số lượng chương trình chăm sócSKSS, SKTD cho VTN, TN có áp dụng các cách tiếp cận mới trong cung cấp thôngtin và dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN thông qua các dự án cộng đồng(như phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, khởi nghiệp/hỗ trợ sinh kế, sức khỏecộng đồng, .v.v.), các ứng dụng công nghệ thông tin/trí tuệ nhân tạo, .v.v.; Sốlượt VTN, TN tiếp cận được các chương trình chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN cóáp dụng các cách tiếp cận mới nói trên.

Đầu ra 6.5. Số lượng các chương trình chămsóc SKSS, SKTD cho VTN, TN thực hiện liên kết với các cơ sở y tế tư nhân, các tổchức phi chính phủ/phi lợi nhuận và các cá nhân.

2.3.4.7. Kết quả mong đợi 7

Hệ thống ghi nhận thông tin, theo dõi và giámsát về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN được tích hợp trong hệ thống thông tin,giám sát hiện có và hoạt động hiệu quả.

Đầu ra 7.1. Bộ chỉ số, công cụ theo dõi,đánh giá về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN theo các nhóm: độ tuổi, dân tộc,khu vực, trình độ học vấn, kinh tế, … được xây dựng và hoàn thiện.

Đầu ra 7.2. Thông tin về chăm sóc SKSS, SKTDcho VTN, TN cần bao gồm thông tin từ cơ sở y tế tư và lồng ghép vào trong hệ thốngthông tin sẵn có.

Đầu ra 7.4. Hoạt động theo dõi và giám sátđược tăng cường, bao gồm cả giám sát lồng ghép và hỗ trợ sau đào tạo trong triểnkhai mở rộng.

2.3.5. Quản lý điều hành và tổ chức thực hiện

2.3.5.1. Trách nhiệm của các đơn vị tham gia

Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em: Đầu mối xây dựngkế hoạch hàng năm, hướng dẫn triển khai và tổ chức thực hiện, điều phối, đào tạo,theo dõi, giám sát, đánh giá các hoạt động của Kế hoạch hành động.

Vụ Kế hoạch – Tài chính: Huy động và điều phốicác nguồn lực của Chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước cho công tácchăm sóc SKSS, trong đó có chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN, đảm bảo nhu cầungân sách cho các mục tiêu của Kế hoạch hành động.

Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình: Xemxét đề xuất xây dựng Chương trình cung cấp biện pháp tránh thai riêng choVTN/TN và các đối tượng chưa lập gia đình; Phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻem lồng ghép hoạt động tuyên truyền vận động; truyền thông giáo dục sức khỏe,nâng cao nhận thức, thái độ và thay đổi hành vi trong CSSKSS/SKTD cho VTN, TN.

Cục Quản lý khám, chữa bệnh: Phối hợp với VụSức khỏe Bà mẹ – Trẻ em xây dựng các hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật tronglĩnh vực chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN áp dụng trong hệ thống khám, chữa bệnh.

Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo: Phối hợpvới Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em trong việc xây dựng, rà soát, bổ sung, thẩm địnhcác chương trình tài liệu đào tạo về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN. Phối hợpvới Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em xây dựng các hướng dẫn về nghiên cứu, điều tratrong lĩnh vực chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN.

Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trungương: Phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em lồng ghép hoạt động tuyêntruyền vận động, truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức, thái độ vàthay đổi hành vi về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN.

Các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành: Chịutrách nhiệm phối hợp triển khai hoạt động đào tạo liên tục và giám sát sau đàotạo về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố: Căn cứ vào nhuchăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN của địa phương cũng như điều kiện về nguồn lực,xây dựng Kế hoạch hành động/Đề án cấp tỉnh/thành phố về chăm sóc SKSS, SKTD choVTN, TN giai đoạn 2020 – 2025, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí nguồnlực, chỉ đạo thực hiện và triển khai lồng ghép vào các chương trình hiện có tạiđịa phương. Huy động mọi nguồn lực, triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch củađịa phương. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phốvà Bộ Y tế.

Các đoàn thể, các hội nghề nghiệp, các phương tiệnthông tin đại chúng: Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong công tác truyềnthông, vận động đến lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, những nhà hoạchđịnh chính sách, người có uy tín trong cộng đồng, phụ huynh, thầy cô giáo.

2.3.5.2. Cơ chế phối hợp triển khai

Tại cấp trung ương: Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻem, Bộ Y tế là đơn vị đầu mối và điều phối hoạt động giữa các ngành, các đơn vị,chương trình/dự án, các tổ chức trong và ngoài nước tham gia vào công tác chămsóc SKSS, SKTD cho VTN, TN nhằm tăng cường phối hợp hiệu quả và tránh trùng lắp.

Tại cấp tỉnh, thành phố: Trung tâm Kiểm soátbệnh tật tỉnh hoặc đơn vị tương đương là đơn vị đầu mối, xây dựng kế hoạch hoạtđộng về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN hàng năm của địa phương trình cấp có thẩmquyền phê duyệt, đồng thời điều phối hoạt động giữa các đơn vị, tổ chức hoạt độngchăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN trên địa bàn tỉnh/thành phố nhằm tăng cường hiệuquả phối hợp và tránh trùng lắp.

2.3.5.3. Lộ trình triển khai

Triển khai thực hiện tại một số tỉnh điểm, đánh giákết quả và đề xuất nhân rộng sang các tỉnh khác.

– 2 năm đầu (2020 và 2021): triển khai tại 5 – 7 tỉnhđã có dự án quy mô nhỏ được thực hiện trước đó (tỉnh hạt nhân).

– Mỗi năm sau đó (từ 2022 đến 2025): mở rộng 2 – 3tỉnh lân cận tỉnh hạt nhân, tiến tới triển khai mở rộng ra toàn quốc.

2.3.6. Kinh phí thực hiện

Tổng ngân sách dự kiến cho việc thực hiện kế hoạchlà 200 tỷ đồng (tương đương 8,63 triệu đô la Mỹ). Khoản ngân sách này sẽ đượchuy động từ các nguồn khác nhau, bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địaphương, nguồn tài trợ của các tổ chức/cá nhân trong nước và quốc tế, các nguồnkhác (nếu có).

Bảng 2. Nhu cầu kinh phí cho thực hiện Kế hoạchhành động quốc gia về SKSS, SKTD cho VTN, TN giai đoạn 2020 – 2025

Tổng nhu cầu kinh phí cho thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN giai đoạn 2020 – 2025

200 tỷ đồng

Ngân sách trung ương

1.

Nguồn từ Chương trình Mục tiêu y tế (Dự án chăm sóc SKSS).

20 tỷ đồng

2.

Nguồn từ các chương trình, dự án khác của Chính phủ (trái phiếu Chính phủ, các Chương trình DS-KHHGĐ, phòng chống HIV/AIDS…).

20 tỷ đồng

3.

Nguồn từ viện trợ phát triển chính thức (ODA).

50 tỷ đồng

Ngân sách địa phương

4.

Nguồn ngân sách địa phương.

Xem thêm: Chi Phí Sinh Dịch Vụ Gia Đình Tại Bệnh Viện Từ Dũ Năm 2021! Mẹ Cần Chuẩn Bị Gì?

50 tỷ đồng

Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế

5.

Vận động các đối tác phát triển (các tổ chức tín dụng, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế)

60 tỷ đồng

Các nguồn khác (nếu có)

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐẶT VẤN ĐỀ

MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Phần I. Thực trạng công tác chămsóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *