Tiệm game, quán net phải cách trường học 200m

Tổng diện tích các phòng máy phải tối thiểu 50m2 tại các khu vực đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III; tối thiểu 40m2 tại các đô thị loại IV, loại V và tối thiểu 30m2 tại các khu vực khác.

Đang xem: Nghị định 72/2013/nđ-cp quản lý cung cấp sử dụng dịch vụ internet

Bên cạnh đó, địa điểm cũng phải đáp ứng các điều kiện về biển hiệu, ánh sáng, phóng cháy chữa cháy, lệ phí… theo quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP. Nghị định 72 sẽ thay thế các quy định tại Nghị định 97/2008/NĐ-CP.
MỤC LỤC VĂN BẢN

*

CHÍNH PHỦ ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-

Số: 72/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUẢN LÝ, CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET VÀ THÔNG TIN TRÊN MẠNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật viễn thông ngày 23tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật công nghệ thông tinngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật báo chí ngày 28 tháng12 năm 1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật báo chí ngày 12 tháng 6năm 1999;

Căn cứ Luật xuất bản ngày 20 tháng11 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng BộThông tin và Truyền thông;

Chính phủ ban hành Nghị định quảnlý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạm viĐiều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết việcquản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điệntử trên mạng; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin; quyền và nghĩa vụcủa tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet,thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin vàan ninh thông tin.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức,cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liênquan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng,trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

Điều 3. Giảithích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. Mạng là khái niệm chung dùng để chỉmạng viễn thông (cố định, di động, Internet), mạng máy tính (WAN, LAN).

2. Dịch vụ Internet là một loại hìnhdịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet và dịch vụ kết nối Internet:

a) Dịch vụ truy nhập Internet là dịchvụ cung cấp cho người sử dụng Internet khả năng truy nhập đến Internet;

b) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụcung cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, doanh nghiệpcung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông khả năng kết nối với nhau để chuyển tảilưu lượng Internet.

3. Trạm trung chuyển Internet là mộthệ thống thiết bị viễn thông được một tổ chức hoặc doanh nghiệp thiết lập đểcung cấp dịch vụ kết nối Internet.

4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internetlà doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ Internet quy định tại Khoản 2 Điềunày.

5. Đại lý Internet là tổ chức, cánhân cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet thông qua hợpđồng đại lý Internet ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet đểhưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ truy nhập Internet để hưởng chênh lệch giá.

6. Điểm truy nhập Internet công cộngbao gồm:

a) Địa điểm mà đại lý Internet đượcquyền sử dụng hợp pháp để cung cấp dịch vụ;

b) Điểm truy nhập Internet công cộngcủa doanh nghiệp là địa điểm mà đơn vị thành viên hoặc cá nhân đại diện chodoanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp quản lý để cung cấpdịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet;

c) Điểm truy nhập Internet công cộngtại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê và điểm công cộngkhác là địa điểm mà tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp dịchvụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet.

7. Người sử dụng Internet là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ với doanh nghiệpcung cấp dịch vụ truy nhập Internet hoặc điểm truy nhập Internet công cộng để sửdụng các ứng dụng và dịch vụ trên Internet.

8. Tài nguyên Internet là tập hợp tênvà số thuộc quyền quản lý của Việt Nam, bao gồm:

a) Tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”,các tên miền khác liên quan đến quyền lợi quốc gia ViệtNam; địa chỉ Internet, số hiệu mạng, các tên và số khác được các tổ chức quốc tếphân bổ cho Việt Nam thông qua Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC);

b) Tên miền quốc tế, địa chỉInternet, số hiệu mạng, tên và số khác được tổ chức quốc tế phân bổ cho tổ chức,cá nhân tại Việt Nam.

9. Dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng(gọi tắt là dịch vụ trò chơi điện tử) là việc cung cấp cho người chơi khả năngtruy nhập vào mạng và chơi các trò chơi điện tử trên mạng.

10. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tròchơi điện tử trên mạng (gọi tắt là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điệntử) là doanh nghiệp thành lập theo pháp Luật Việt Nam cungcấp dịch vụ trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị và sử dụnghợp pháp phần mềm trò chơi điện tử.

11. Điểm cung cấp dịch vụ tròchơi điện tử công cộng là địa điểm mà tổ chức, cá nhân được toàn quyền sử dụnghợp pháp để cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi tròchơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị tại địa điểm đó.

12. Người chơi trò chơi điện tử trênmạng (gọi tắt là người chơi) là cá nhân giao kết hợp đồng với doanh nghiệp cungcấp dịch vụ trò chơi điện tử hoặc điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộngđể chơi trò chơi điện tử.

13. Thông tin trên mạng là thông tinđược lưu trữ, truyền đưa, thu thập và xử lý thông qua mạng.

14. Thông tin công cộng là thông tintrên mạng của một tổ chức, cá nhân được công khai cho tất cả các đối tượng màkhông cần xác định danh tính, địa chỉ cụ thể của các đối tượng đó.

15. Thông tin riêng là thông tin trên mạng của một tổ chức, cá nhân mà tổ chức, cá nhân đó không công khaihoặc chỉ công khai cho một hoặc một nhóm đối tượng đã được xác định danh tính,địa chỉ cụ thể.

16. Thông tin cá nhân là thông tin gắnliền với việc xác định danh tính, nhân thân của cá nhân bao gồm tên, tuổi, địachỉ, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử và thông tinkhác theo quy định của pháp Luật.

17. Dịch vụ nội dung thông tin là dịch vụ cung cấp thông tin công cộng cho người sử dụng dịch vụ.

18. Nguồn tin chính thức là nhữngthông tin được đăng, phát trên báo chí Việt Nam hoặc trên các trang thông tinđiện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định pháp Luật về báo chí, sở hữutrí tuệ.

19. Thông tin tổng hợp là thông tinđược tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

20. Hệ thống thông tin là tập hợp các thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm phần cứng, phầnmềm và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động lưu trữ, xử lý, truyền đưa, chia sẻ, trao đổi, cung cấp và sử dụng thông tin.

21. Trang thông tin điện tử (website)là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiềutrang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữviết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấpvà sử dụng thông tin trên Internet.

22. Mạng xã hội (social network) là hệthống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ,cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịchvụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trựctuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.

23. An toàn thông tin là sự bảo vệthông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, giánđoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mậtvà tính khả dụng của thông tin.

24. An ninh thông tin là việc bảo đảmthông tin trên mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toànxã hội, bí mật nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân.

Điều 4. Chínhsách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng

1. Thúc đẩy việc sử dụng Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội đặc biệt trong lĩnh vựcgiáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động,tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Khuyến khích phát triển các nộidung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên Internet. Đẩymạnh việc đưa các thông tin lành mạnh, hữu ích lên Internet.

3. Phát triển hạ tầng Internet băng rộngđến trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, thư viện, cơ quan nhà nước, doanhnghiệp, các điểm truy nhập Internet công cộng và hộ gia đình. Chú trọng việc phổcập dịch vụ Internet ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Ngăn chặn những hành vi lợi dụngInternet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạođức, thuần phong mỹ tục và vi phạm quy định của pháp Luật. Áp dụng các biệnpháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của Internet.

5. Bảo đảm chỉ những thông tin hợppháp theo pháp Luật Việt Nam mới được truyền, kể cả truyền qua biên giới, đếnngười sử dụng Internet tại Việt Nam.

6. Khuyến khích và tạo Điều kiện sử dụngrộng rãi tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, tên miền tiếng Việt và chuyển đổisang công nghệ địa chỉ Internet IPv6 (gọi tắt là công nghệ IPv6).

7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế vềInternet trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi,phù hợp với pháp Luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên.

Điều 5. Các hànhvi bị cấm

1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịchvụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:

a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hậnthù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;

b) Tuyên truyền, kích động bạo lực,dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹtục của dân tộc;

c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mậtquân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp Luật quy định;

d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống,xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bánhàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuấtbản phẩm bị cấm;

e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và pháttán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân.

2. Cản trở trái pháp Luật việc cung cấpvà truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháptrên Internet của tổ chức, cá nhân.

3. Cản trở trái pháp Luật hoạt động củahệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, hoạt động hợp phápcủa hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

4. Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mậtmã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyênInternet.

5. Tạo đường dẫn trái phép đối vớitên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại,vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền Điều khiển hệ thống thông tin,tạo lập công cụ tấn công trên Internet.

Chương 2.

QUẢN LÝ, CUNG CẤPVÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET, TÀI NGUYÊN INTERNET

MỤC 1. DỊCH VỤINTERNET

Điều 6. Cấp phépcung cấp dịch vụ Internet

1. Doanh nghiệp chỉ được cung cấp dịchvụ Internet khi có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông loại hình dịch vụInternet.

2. Việc cấp phép, sửa đổi, bổ sung,gia hạn, thu hồi và cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ Internet thực hiện theocác quy định tại Điều 35, Điều 36, Điều 38, Điều 39 Luật viễnthông và Điều 18, Điều 23, Điều 24, Điều 28 Nghị định số25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết vàthi hành một số Điều của Luật viễn thông.

Điều 7. Quyền vànghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanhnghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại Khoản 1 Điều 14Luật viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có các nghĩa vụ sauđây:

1. Gửi Thông báo chính thức cung cấpdịch vụ Internet tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) trước khichính thức cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

2. Đăng ký hợp đồng đại lý Internet mẫu,hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet mẫu với Bộ Thông tin và Truyềnthông (Cục Viễn thông) để thực hiện thống nhất trong toàn doanh nghiệp.

Điều 8. Điều kiệnhoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng

1. Đại lý Internet được phép hoạt độngkhi đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:

a) Đăng ký kinh doanh đại lýInternet;

b) Ký hợp đồng đại lý Internet vớidoanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet;

c) Trường hợp cung cấp dịch vụ tròchơi điện tử phải tuân thủ quy định tại Khoản 1 Điều 35 Nghị định này.

2. Chủ điểm truy nhập Internet công cộngcủa doanh nghiệp không phải đăng ký kinh doanh đại lý Internet và ký hợp đồng đạilý Internet. Trường hợp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải tuân thủ quy địnhtại Khoản 1 Điều 35 Nghị định này.

3. Chủ điểm truy nhập Internet công cộngtại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê và các điểm côngcộng khác khi cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng trong phạmvi các địa điểm này:

a) Không phải đăng ký kinh doanh đạilý Internet và ký hợp đồng đại lý Internet nếu không thu cước;

b) Phải đăng ký kinh doanh đại lýInternet và ký hợp đồng đại lý Internet nếu có thu cước.

Điều 9. Quyền,nghĩa vụ của chủ điểm truy nhập Internet công cộng

1. Đại lýInternet có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuốitại địa điểm được quyền sử dụng để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho ngườisử dụng dịch vụ tại địa điểm đó;

b) Treo biển “Đại lý Internet” kèmtheo số đăng ký kinh doanh đại lý Internet;

c) Niêm yết công khai nội quy sử dụngdịch vụ Internet ở nơi mọi người dễ nhận biết bao gồm các hành vi bị cấm quy địnhtại Điều 5 Nghị định này, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy địnhtại Điều 10 Nghị định này;

d) Cung cấp dịch vụ truy nhậpInternet theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng đại lý Internet;

đ) Trường hợp cung cấp dịch vụ tròchơi điện tử trên mạng có quyền và nghĩa vụ của chủ điểm cung cấp dịch vụ tròchơi điện tử công cộng quy định tại Điều 36 Nghị định này;

e) Không được tổ chức hoặc cho phépngười sử dụng Internet sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm kinhdoanh của mình để thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này;

g) Được yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồngđại lý Internet với mình hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ truy nhậpInternet và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp Internet đó;

h) Tham gia các chương trình đào tạo,tập huấn về Internet do cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cung cấp dịchvụ Internet tổ chức trên địa bàn;

i) Thực hiện quy định về bảo đảm antoàn thông tin và an ninh thông tin.

2. Chủ điểm truy nhập Internetcông cộng của doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Treo biển “Điểm truy nhập Internetcông cộng” kèm tên doanh nghiệp và số giấy phép cung cấp dịch vụ Internet củadoanh nghiệp;

b) Quyền và nghĩa vụ quy định tại Điểma, c, đ, e, h, i Khoản 1 Điều này.

3. Chủ điểm truy nhập Internet công cộngtại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán càphê và các điểm công cộng khác khi cung cấp dịch vụ truy nhập Internet có thucước có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ giờ mở, đóng cửa của địađiểm;

b) Quyền và nghĩa vụ quy định tại Điểma, c, d, e, g, h, i Khoản 1 Điều này.

4. Chủ điểm truy nhập Internet công cộngtại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê và các điểm côngcộng khác khi cung cấp dịch vụ truy nhập Internet khôngthu cước có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ giờ mở, đóng cửa của địađiểm;

b) Quyền và nghĩa vụ quy định tại Điểma, c, e, h, i Khoản 1 Điều này.

Điều 10. Quyềnvà nghĩa vụ của người sử dụng Internet

Ngoài việc tuân thủ các quyền vànghĩa vụ quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật viễn thông, ngườisử dụng Internet còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được sử dụng các dịch vụ trênInternet trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.

2. Tuân thủ thời gian hoạt động củađiểm truy nhập Internet công cộng.

3. Không được kinh doanh lại các dịchvụ Internet dưới bất kỳ hình thức nào.

4. Tuân thủ các quy định về bảođảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và các quy định khác có liên quan tạiNghị định này.

Điều 11. Kết nốiInternet

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụInternet được kết nối trực tiếp đi quốc tế, kết nối trực tiếp với nhau và kết nốivới các trạm trung chuyển Internet.

2. Trạm trung chuyển Internet quốcgia (VNIX) là trạm trung chuyển Internet thuộc Trung tâm Internet Việt Nam do BộThông tin và Truyền thông thành lập để hỗ trợ:

a) Bảo đảm an toàn cho hoạt động củatoàn bộ mạng Internet Việt Nam trong trường hợp xảy ra sự cố đối với mạng viễnthông trong nước và quốc tế;

b) Hình thành mạng thử nghiệm côngnghệ IPv6 quốc gia;

c) Tham gia kết nối với trạm trungchuyển Internet của khu vực và quốc tế;

d) Kết nối các doanh nghiệp cung cấpdịch vụ Internet theo nguyên tắc phi lợi nhuận nhằm nâng cao chất lượng và giảmgiá thành dịch vụ.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông cótrách nhiệm:

a) Quy định cụ thể về hoạt động củaVNIX;

b) Ban hành cơ chế, chính sách để tạoĐiều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet kết nối với nhau, vớiVNIX và các trạm trung chuyển Internet khác.

MỤC 2. TÀI NGUYÊNINTERNET

Điều 12. Đăng kýtên miền

1. Bộ Thông tin vàTruyền thông thực hiện quản lý tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và tên miền quốctế mà tổ chức quốc tế phân bổ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

2. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyềnđăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và tên miền quốc tế.

3. Việc đăngký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” thực hiện thông qua nhà đăng ký tên miền“.vn”.

4. Việc đăng ký tên miền quốc gia ViệtNam “.vn” thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Bình đẳng, không phân biệt đối xử;

b) Đăng ký trước được quyền sử dụngtrước, trừ các tên miền được dành cho đấu giá theo quy định của pháp Luật;

c) Tuân thủ cácquy định về bảo vệ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo Điều 68 Luật công nghệ thông tin;

d) Tuân thủ quy địnhvề đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền theo quy định của Luật viễnthông.

5. Tên miền do tổchức, cá nhân đăng ký phải bảo đảm không có cụm từ xâm phạm đến lợi ích quốcgia hoặc không phù hợp với đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; phảithể hiện tính nghiêm túc để tránh sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đanghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt.

6. Tên miền là têngọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chỉ dành cho tổ chức Đảng, cơ quan Nhànước; tổ chức, cá nhân khác không được đăng ký, sử dụng các tên miền này.

7. Bộ Thông tin vàTruyền thông quy định cụ thể Điềukiện, quy trình, thủ tục đăng ký, thu hồi tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”.

Điều 13. Hệ thốngmáy chủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”

1. Hệ thống máy chủ tên miền quốc giaViệt Nam “.vn” là hệ thống kỹ thuật nhằm bảo đảm hoạt động cho tên miền quốcgia Việt Nam “.vn” trên Internet. Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâmInternet Việt Nam) thiết lập, quản lý và vận hành hệ thống máy chủ tên miền quốcgia Việt Nam “.vn”.

2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụInternet có trách nhiệm phối hợp, kết nối, định tuyến để bảo đảm hệ thống máychủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” hoạt động an toàn, ổn định.

Điều 14. Nhàđăng ký tên miền “.vn”

1. Nhà đăng kýtên miền “.vn” là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốcgia Việt Nam “.vn”.

2. Nhà đăng ký tên miền “.vn” đượccung cấp dịch vụ khi đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:

a) Là doanh nghiệp thành lập theopháp Luật Việt Nam hoặc tổ chức ở nước ngoài ký hợp đồng với nhà đăng ký tên miềnchính thức (Accredited Registrar) của Tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN);

b) Đăng ký kinhdoanh dịch vụ đăng ký tên miền;

c) Có đủ năng lực về nhân sự, kỹ thuậtphù hợp với quy mô hoạt động để triển khai cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trìtên miền;

d) Ký hợp đồng với Trung tâm InternetViệt Nam để trở thành nhà đăng ký tên miền “.vn”.

3. Nhà đăng ký tênmiền “.vn” có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Tổ chức thực hiện việc đăng ký,duy trì tên miền theo quy định của pháp Luật;

b) Lưu trữ đầy đủ, chính xác thôngtin về tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền theo quy định của Bộ Thông tin và Truyềnthông;

c) Thiết lập hệ thống máy chủ tên miền(DNS), hệ thống kỹ thuật cung cấp dịch vụ và triển khai các biện pháp bảo đảman toàn đối với các tên miền và dữ liệu tên miền của tổ chức, cá nhân;

d) Được hướng dẫn, cung cấp thông tinvề việc đăng ký tên miền và chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Thông tin vàTruyền thông;

đ) Từ chối cung cấp dịch vụ khi tổ chức,cá nhân không đáp ứng quy định về đăng ký tên miền;

e) Tạm ngừng hoạtđộng, thu hồi tên miền theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

g) Nhà đăng ký tên miền “.vn” ở trongnước phải sử dụng máy chủ tên miền chính (Primary DNS) dùng tên miền quốc giaViệt Nam “.vn” khi cung cấp dịch vụ;

h) Xây dựng và công bố công khai cácbiểu mẫu, quy trình, thủ tục đăng ký tên miền theo quy định của Bộ Thông tin vàTruyền thông;

i) Báo cáo, cung cấp thông tin và phốihợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Điều 15. Nhàđăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam

1. Nhà đăng ký tên miền quốc tế tạiViệt Nam là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế tạiViệt Nam.

2. Nhà đăng ký tên miền quốc tế tạiViệt Nam được cung cấp dịch vụ khi đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:

a) Là doanh nghiệp thành lập theopháp Luật Việt Nam;

b) Đăng ký kinhdoanh dịch vụ đăng ký tên miền;

c) Có hợp đồng ký với Tổ chức quản lýtên miền quốc tế (ICANN) hoặc nhà đăng ký tên miền chính thức (AccreditedRegistrar) của Tổ chức quản lý tên miền quốc tế để cung cấp dịch vụ đăng ký tênmiền quốc tế tại Việt Nam.

3. Nhà đăng ký tênmiền quốc tế tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quản lý thông tin về tổ chức, cánhân ở Việt Nam đăng ký tên miền quốc tế tại đơn vị mình bao gồm tên tổ chức, địachỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử đối với tổ chức; họvà tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp, địachỉ thường trú, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử đối với cá nhân;

b) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng kýtên miền quốc tế thông báo việc sử dụng tên miền quốc tế theo quy định của BộThông tin và Truyền thông;

c) Báo cáo BộThông tin và Truyền thông theo quy định;

d) Cung cấp thông tin và phối hợp vớicơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý vụ việc liên quan tớitên miền quốc tế mà mình quản lý.

Xem thêm: Dịch Vụ Kế Toán Thuế Trọn Gói (Báo Cáo Thuế) Uy Tín & Giá Rẻ #1

Điều 16. Xử lýtranh chấp tên miền

1. Tranh chấp về đăng ký, sử dụng tênmiền quốc gia Việt Nam “.vn” được giải quyết theo các hình thức sau đây:

a) Thông qua thương lượng, hòa giải;

b) Thông qua trọng tài;

c) Khởi kiện tại Tòa án.

2. Căn cứ giải quyết tranh chấp tênmiền theo yêu cầu của nguyên đơn:

a) Tên miền tranh chấp trùng hoặc giốngđến mức nhầm lẫn với tên của nguyên đơn; trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn vớinhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà nguyên đơn là người có quyền hoặclợi ích hợp pháp;

b) Bị đơn không có quyền hoặc lợi íchhợp pháp liên quan đến tên miền đó;

c) Bị đơn cho thuê hay chuyển giaotên miền cho nguyên đơn là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịchvụ trùng hoặc giống đến mức gây nhầm lẫn với tên miền đó; cho thuê hay chuyểngiao cho đối thủ cạnh tranh của nguyên đơn vì lợi ích riêng hoặc để kiếm lời bấtchính;

d) Bị đơn chiếm dụng, ngăn cản khôngcho nguyên đơn là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụđăng ký tên miền tương ứng với tên, nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụđó nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh;

đ) Bị đơn sử dụng tên miền để hủy hoạidanh tiếng của nguyên đơn, cản trở hoạt động kinh doanh của nguyên đơn hoặc gâysự nhầm lẫn, gây mất lòng tin cho công chúng đối với tên, nhãn hiệu thương mại,nhãn hiệu dịch vụ của nguyên đơn nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh;

e) Trường hợp khác chứng minh được việcbị đơn sử dụng tên miền vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.

3. Bị đơn được coi là có quyền và lợiích hợp pháp liên quan đến tên miền khi đáp ứng một trong những Điều kiện sauđây:

a) Đã sử dụng hoặc có bằng chứng rõràng đang chuẩn bị sử dụng tên miền hoặc tên tương ứng với tên miền đó liênquan đến việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ một cách thực sự trướckhi có tranh chấp;

b) Được công chúng biết đến bởi tênmiền đó cho dù không có quyền nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệudịch vụ;

c) Đang sử dụng tên miền một cách hợppháp không liên quan tới thương mại hoặc sử dụng tên miền một cách chính đáng,không vì mục đích thương mại hoặc làm cho công chúng hiểu sai hoặc nhầm lẫn, ảnhhưởng tới tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ củanguyên đơn;

d) Có bằng chứng khác chứng minh đượctính hợp pháp của bị đơn liên quan đến tên miền.

4. Cơ quan quảnlý tên miền “.vn” xử lý tên miền có tranh chấp được thực hiện theo biên bản hòagiải thành của các bên có tranh chấp hoặc theo quyết định đã có hiệu lực phápLuật của cơ quan Trọng tài hoặc theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp Luậtcủa Tòa án.

Điều 17. Phân bổ,cấp, thu hồi địa chỉ Internet và số hiệu mạng

1. Bộ Thông tin và Truyền thông thựchiện việc đăng ký địa chỉ Internet và số hiệu mạng với các tổ chức quốc tế;phân bổ địa chỉ Internet, số hiệu mạng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụInternet và các thành viên địa chỉ Internet khác ở Việt Nam.

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụInternet được quyền cấp các địa chỉ Internet mà mình được phân bổ cho các thuêbao Internet của doanh nghiệp.

3. Tổ chức, doanh nghiệp nhận địa chỉInternet, số hiệu mạng trực tiếp từ các tổ chức quốc tế phải báo cáo và tuân thủcác quy định có liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Bộ Thông tinvà Truyền thông quy định cụ thể Điều kiện, quy trình, thủ tục đăng ký, phân bổ,cấp, thu hồi địa chỉ Internet và số hiệu mạng.

Điều 18. Thúc đẩyứng dụng công nghệ IPv6

1. Công nghệ IPv6 thuộc danh mục côngnghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển. Hoạt động nghiên cứu, sản xuất, nhậpkhẩu các thiết bị, phần mềm và hoạt động ứng dụng công nghệ IPv6 khác được hưởngcác mức ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Luật công nghệ cao.

2. Khuyến khích, tạo Điều kiện chodoanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet đầu tư phát triển hệ thống mạng sử dụngcông nghệ IPv6.

3. Cơ quan nhà nước khi đầu tư, mua sắmcác thiết bị mới có kết nối Internet phải bảo đảm các thiết bị này có hỗ trợcông nghệ IPv6 theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông chủtrì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ và lộtrình bảo đảm tất cả thiết bị, phần mềm viễn thông và công nghệ thông tin kết nốiInternet được sản xuất trong nước và nhập khẩu vào Việt Nam phải ứng dụng côngnghệ IPv6, hướng tới ngừng hoàn toàn việc sản xuất và nhập khẩu thiết bị, phầnmềm không hỗ trợ công nghệ IPv6.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫnviệc đưa nội dung về công nghệ IPv6 vào chương trình đào tạo của các trường đạihọc và cao đẳng thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

Điều 19. Quyềnvà nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên Internet

1. Tổ chức, cánhân đăng ký và sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có quyền và nghĩa vụsau đây:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp Luật vềthông tin đăng ký, bao gồm tính chính xác, trung thực của thông tin và bảo đảmkhông xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

b) Chịu tráchnhiệm về việc quản lý, sử dụng tên miền của mình theo quy định của pháp Luật.

2. Tổ chức, cánhân sử dụng tên miền quốc tế phải thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thôngtheo quy định tại Điều 23 Luật công nghệthông tin. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụthể quy trình, thủ tục thông báo sử dụng tên miền quốc tế.

3. Tổ chức sử dụngđịa chỉ Internet và số hiệu mạng phải thực hiện định tuyến và sử dụng địa chỉInternet, số hiệu mạng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Tổ chức, cá nhân sử dụng tàinguyên Internet phải cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nướccó thẩm quyền khi được yêu cầu.

5. Tổ chức, cánhân sử dụng tài nguyên Internet phải nộp lệ phí đăng ký và phí duy trì tàinguyên Internet theo quy định.

Chương 3.

QUẢN LÝ, CUNG CẤPVÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG

MỤC 1. QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 20. Phân loạitrang thông tin điện tử

Trang thông tin điện tử được phân loạinhư sau:

1. Báo điện tử dưới hình thức trangthông tin điện tử.

2. Trang thông tin điện tử tổng hợplà trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thôngtin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức vàghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đãđăng, phát thông tin đó.

3. Trang thông tin điện tử nội bộ làtrang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin vềchức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghềvà thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệpđó và không cung cấp thông tin tổng hợp.

4. Trang thông tin điện tử cá nhân làtrang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụngdịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, khôngđại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.

5. Trang thông tin điện tử ứng dụngchuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cungcấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phátthanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dụcvà các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.

Điều 21. Nguyêntắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

1. Việc quản lý, cung cấp, sử dụngthông tin trên mạng dưới hình thức báo điện tử, xuất bản điện tử và quảng cáotrên mạng phải tuân theo các quy định của pháp Luật về báo chí, xuất bản và quảngcáo.

2. Việc quản lý, cung cấp, sử dụngthông tin trên mạng dưới hình thức mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợpphải tuân theo quy định tại Mục 2 Chương III và các quy định có liên quan tạiNghị định này.

3. Việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịchvụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động phải tuân theo quy định tạiMục 3 Chương III và các quy định có liên quan tại Nghị định này.

4. Việc quản lý, cung cấp, sử dụng nộidung thông tin trên trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành phải tuântheo quy định của pháp Luật chuyên ngành và các quy định có liên quan của Nghịđịnh này.

5. Tổ chức, cá nhân phải chịu tráchnhiệm theo quy định của pháp Luật về các thông tin mà mình lưu trữ, truyền đưa,cung cấp hoặc phát tán trên mạng.

6. Thông tin riêng của tổ chức, cánhân được bảo đảm bí mật theo quy định của pháp Luật. Việc kiểm soát thông tinriêng trên mạng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy địnhcủa pháp Luật.

7. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịchvụ trên mạng không được tiết lộ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ trừcác trường hợp sau đây:

a) Người sử dụng đồng ý cung cấpthông tin;

b) Các tổ chức, doanh nghiệp có thỏathuận với nhau bằng văn bản về việc cung cấp thông tin cá nhân để phục vụ choviệc tính cước, lập hóa đơn, chứng từ và ngăn chặn hành vi trốn tránh thực hiệnnghĩa vụ theo hợp đồng;

c) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp Luật.

8. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt độngquản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng có trách nhiệm bảo vệ bí mậtnhà nước theo quy định của pháp Luật. Tổ chức, cá nhân khi lưu trữ, truyền đưatrên mạng thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước có trách nhiệm mã hóa thôngtin theo quy định của pháp Luật.

Điều 22. Cung cấpthông tin công cộng qua biên giới

1. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhânnước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tạiViệt Nam hoặc có truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp Luậtliên quan của Việt Nam.

2. Bộ Thông tinvà Truyền thông quy định cụ thể về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.

MỤC 2. TRANGTHÔNG TIN ĐIỆN TỬ, MẠNG XÃ HỘI

Điều 23. Quản lýviệc thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội

1. Báo điện tử dưới hình thức trangthông tin điện tử được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp Luật vềbáo chí.

2. Trang thông tin điện tử ứng dụngchuyên ngành được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp Luật chuyênngành và các quy định có liên quan của Nghị định này.

3. Trang thông tin điện tử cá nhân,trang thông tin điện tử nội bộ phải tuân theo các quy định về đăng ký và sử dụngtài nguyên Internet và các quy định có liên quan tại Nghị định này.

4. Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiếtlập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội khi có Giấy phépthiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội.

5. Tổ chức, doanh nghiệp đượccấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạngxã hội khi có đủ các Điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức, doanh nghiệp đượcthành lập theo pháp Luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinhdoanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp;

b) Có nhân sự quảnlý đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

c) Đã đăng ký tênmiền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội;

d) Có đủ khả năngtài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;

đ) Có biện pháp bảođảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

6. Giấy phép thiếtlập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội có thời hạntheo đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 10 năm.

7. Bộ Thông tin vàTruyền thông cấp phép thiết lập mạng xã hội.

8. Cục quản lýPhát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông cấpphép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho cơ quan báo chí, cơ quanngoại giao và lãnh sự, tổ chức trực thuộc Trung ương, tổ chức tôn giáo hoạt độnghợp pháp tại Việt Nam; tổ chức Chính phủ và phi chính phủ nước ngoài hoạt độnghợp pháp tại Việt Nam; Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chứckhác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

9. Sở Thông tin vàTruyền thông cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho tổ chức,doanh nghiệp không thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 8 Điều này.

10. Bộ Thông tinvà Truyền thông quy định cụ thể Điềukiện, quy trình, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, giahạn, thu hồi, cấp lại Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấyphép thiết lập mạng xã hội.

11. Bộ Tài chínhphối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định lệ phí cấp phép thiết lậptrang thông tin điện tử tổng hợp, cấp phép thiết lập mạng xã hội.

Điều 24. Quyềnvà nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp

Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trangthông tin điện tử tổng hợp có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được thiết lập trang thông tin điệntử tổng hợp và cung cấp thông tin tổng hợp cho công cộng theo quy định của phápLuật;

2. Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặttại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theoyêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại củakhách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyềnthông;

3. Xây dựng quy trình quản lý thôngtin công cộng;

4. Kiểm tra, giám sát, loại bỏ nhữngthông tin công cộng có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định này ngaykhi tự phát hiện hoặc có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền;

5. Thực hiện quy định của pháp Luật vềsở hữu trí tuệ liên quan đến việc cung cấp và sử dụng thông tin;

6. Lưu trữ thông tin tổng hợp tối thiểutrong 90 ngày kể từ thời điểm thông tin được đăng trên trang thông tin điện tửtổng hợp;

7. Báo cáo theoquy định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền.

Điều 25. Quyềnvà nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội

Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạngxã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp dịch vụ mạng xã hội chocông cộng trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật;

2. Công khai thỏa thuận cung cấp và sửdụng dịch vụ mạng xã hội;

3. Có biện pháp bảo vệ bí mật thôngtin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng; thông báo cho người sử dụng vềquyền, trách nhiệm và các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tintrên mạng;

4. Bảo đảm quyền quyết định của ngườisử dụng khi cho phép thông tin cá nhân của mình được cung cấp cho tổ chức,doanh nghiệp, cá nhân khác;

5. Không được chủ động cung cấp thôngtin công cộng có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định này;

6. Phối hợp với cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền để loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin có nội dung vi phạm quyđịnh tại Điều 5 Nghị định này khi có yêu cầu;

7. Cung cấp thông tin cá nhân vàthông tin riêng của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội phạm,vi phạm pháp Luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

8. Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặttại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theoyêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại củakhách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyềnthông;

9. Thực hiện việc đăng ký, lưu trữ vàquản lý thông tin cá nhân của người thiết lập trang thông tin điện tử cá nhânvà người cung cấp thông tin khác trên mạng xã hội theo quy định của Bộ Thôngtin và Truyền thông. Bảo đảm chỉ những người đã cung cấp đầy đủ, chính xácthông tin cá nhân theo quy định mới được thiết lập trang thông tin điện tử cánhân hoặc cung cấp thông tin trên mạng xã hội;

10. Báo cáo theoquy định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền.

Điều 26. Quyềnvà nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội

Ngoài quyền và nghĩa vụ của người sửdụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định này, người sử dụng dịch vụ mạng xãhội còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hộitrừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.

2. Được bảo vệ bí mật thông tin riêngvà thông tin cá nhân theo quy định của pháp Luật.

3. Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấpvà sử dụng dịch vụ mạng xã hội.

4. Chịu trách nhiệm về nội dung thôngtin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tinqua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.

MỤC 3. CUNG CẤP DỊCHVỤ NỘI DUNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG

Điều 27. Cung cấpdịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động

1. Tổ chức, doanh nghiệp chỉ đượccung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động sau khi đãđăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theoquy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụnội dung thông tin trên mạng viễn thông di động:

a) Là tổ chức, doanh nghiệp thành lậptheo quy định của pháp Luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký doanhnghiệp ngành nghề cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng;

b) Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật,tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;

c) Có biện pháp bảo đảm an toàn thôngtin và an ninh thông tin.

3. Bộ Thông tin và Truyềnthông quy định cụ thể về quy trình, thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ nội dungthông tin trên mạng viễn thông di động; việc kết nối tổ chức, doanh nghiệp cungcấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng với doanh nghiệp viễn thông di động vàcác quy định khác có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ nộidung thông tin trên mạng viễn thông di động.

Điều 28. Quyềnvà nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trênmạng viễn thông di động

Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụnội dung thông tin trên mạng viễn thông di động có quyềnvà nghĩa vụ sau đây:

1. Được thiết lập hệ thống thiết bị tạiđịa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp Luậtvà thuê đường truyền dẫn viễn thông để kết nối tới các doanh nghiệp viễn thông;

2. Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặttại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ,cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vàgiải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy địnhcủa Bộ Thông tin và Truyền thông;

3. Được phân bổ kho số viễn thông,tài nguyên Internet theo quy hoạch và quy định quản lý tài nguyên viễn thông;

4. Cung cấp dịch vụ nội dung thôngtin phù hợp theo quy định của pháp Luật có liên quan;

5. Ban hành quy trình, quy chế, thủ tụccung cấp và sử dụng dịch vụ và giải quyết khiếu nại trên cơ sở tuân thủ quy địnhvề quản lý, lưu trữ, truyền đưa thông tin số của Luật công nghệ thông tin vàquy định của pháp Luật về chống thư rác;

6. Cung cấp dịch vụ theo đúng chất lượng,giá cước dịch vụ đã công bố với người sử dụng dịch vụ;

7. Báo cáo theo quy định và chịu sựthanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 29. Quyềnvà nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông di động

Doanh nghiệp viễn thông di động cóquyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện hợp tác kinh doanh với tổchức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông diđộng theo nguyên tắc sau đây:

a) Thông qua thương lượng trên cơ sởbảo đảm công bằng, hợp lý, phù hợp với quyền, lợi ích của các bên tham gia;

b) Sử dụng hiệuquả tài nguyên viễn thông và cơ sở hạ tầng viễn thông;

c) Bảo đảm hoạt động an toàn, thốngnhất của các mạng viễn thông;

d) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và tổ chức, cá nhân có liênquan;

đ) Cung cấp kết nối cho các tổ chức,doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động tạibất kỳ điểm nào khả thi về mặt kỹ thuật trên mạng viễn thông và thực hiện kết nốikịp thời, hợp lý, công khai, minh bạch;

e) Không phân biệt đối xử về kết nối,giá cước, thanh toán, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạngvà dịch vụ viễn thông.

2. Từ chối kết nối với các tổ chức,doanh nghiệp không đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễnthông di động theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định này;

3. Tạm ngừng hoặc ngừng kết nối với tổchức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạngviễn thông di động vi phạm quy định về việc cung cấp dịch vụ khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền;

4. Phối hợp với các tổ chức, doanhnghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động để giảiquyết khiếu nại, tranh chấp về giá cước, chất lượng dịch vụ cho người sử dụng;

5. Báo cáo theo quy định và chịu sựthanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 30. Quyềnvà nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thôngdi động

Người sử dụng dịch vụ nội dung thôngtin trên mạng viễn thông di động có quyền và nghĩa vụ sauđây:

1. Được sử dụng các dịch vụ nội dungthông tin trên mạng viễn thông di động trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định củapháp Luật;

2. Tuân thủ quy định sử dụng dịch vụnội dung thông tin trên mạng viễn thông di động và dịch vụ viễn thông theo quyđịnh của pháp Luật;

3. Tự kiểm tra và chịu trách nhiệm vềviệc quyết định sử dụng dịch vụ của mình;

4. Có quyền khiếu nại, tố cáo khi nộidung dịch vụ nhận được không đúng với nội dung dịch vụ mà tổ chức, doanh nghiệpcung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thôngdi động đã công bố, thỏa thuận.

Chương 4.

TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬTRÊN MẠNG

Điều 31. Nguyêntắc quản lý trò chơi điện tử trên mạng

1. Trò chơi điện tử trên mạng đượcphân loại như sau:

a) Phân loại theo phương thức cung cấpvà sử dụng dịch vụ, bao gồm:

– Trò chơi điện tử có sự tương tác giữanhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi củadoanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1);

– Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọitắt là trò chơi G2);

– Trò chơi điện tử có sự tương tác giữanhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thốngmáy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơiG3);

– Trò chơi điện tử được tải về qua mạng,không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thốngmáy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).

b) Phân loại theo độ tuổi của ngườichơi phù hợp với nội dung và kịch bản trò chơi. Bộ Thông tin và Truyền thôngquy định cụ thể về phân loại trò chơi theo độ tuổi người chơi.

2. Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụtrò chơi G1 khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điệntử và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử doBộ Thông tin và Truyền thông cấp.

3. Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụtrò chơi G2, G3, G4 khi có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điệntử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử.

4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấpdịch vụ trò chơi điện tử trên mạng cho người sử dụng tại Việt Nam phải thành lậpdoanh nghiệp theo quy định của pháp Luật Việt Nam để thực hiện cung cấp dịch vụtrò chơi điện tử trên mạng theo quy định tại Nghị định này và quy định về đầutư nước ngoài.

Điều 32. Cấpphép cung cấp dịch vụ trò chơi G1

1. Doanh nghiệp được cấp Giấyphép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khi có đủ các Điều kiện sau đây:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định củapháp Luật Việt Nam, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấpdịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;

b) Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ;

c) Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức,nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;

d) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và anninh thông tin.

2. Giấy phép cung cấp dịch vụtrò chơi điện tử có thời hạn theo đề nghị của doanh nghiệp, nhưng tối đa khôngquá 10 năm.

3. Doanh nghiệp được cấp Quyếtđịnh phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử khi có đủ các Điều kiện sauđây:

a) Có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tửcòn thời hạn tối thiểu 01 năm;

b) Nội dung, kịch bản trò chơi điện tử đáp ứng cácyêu cầu sau đây:

– Không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị địnhnày;

– Không có hình ảnh, âm thanh gây cảm giác ghê sợ,rùng rợn; kích động bạo lực, thú tính; dung tục, khêu gợi, kích thích dâm ô, trụylạc, vô luân, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục củadân tộc; xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử;

– Không có hình ảnh, âm thanh miêu tả hành động tựtử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, khủng bố; hành động ngược đãi, xâm hại,buôn bán trẻ em và các hành vi có hại hoặc bị cấm khác;

– Các yêu cầu khác theo quy định của Bộ Thông tinvà Truyền thông.

c) Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, nghiệp vụ cung cấpdịch vụ trò chơi điện tử theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Bộ Thông tin và Truyềnthông quy định cụ thể Điều kiện, quy trình, thủ tục cấp,sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi, cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơiđiện tử, Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử.

5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp vớiBộ Thông tin và Truyền thông quy định lệ phí cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơiđiện tử và phí thẩm định nội dung, kịch bản trò chơi điệntử.

Điều 33. Đăng kýcung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4

1. Điều kiện đăng ký cung cấpdịch vụ trò chơi điện tử:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định củapháp Luật Việt Nam, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấpdịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;

b) Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụtrong trường hợp cung cấp dịch vụ trên Internet;

c) Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức,nhân sự để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phù hợp với quy mô hoạt động;

d) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và anninh thông tin.

Xem thêm: Driving Game Taxi Chở Khách Du Lịch Xe Buýt Người Lái Xe, Top Game Lái Xe Khách Trên Mobile Bạn Nên Chơi

2. Bộ Thông tin và Truyềnthông quy định cụ thể Điều kiện, quy trình, thủ tục đăng ký và thủ tục thôngbáo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử.

Điều 34. Quyền vànghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tròchơi điện tử có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được thuê đường truyền dẫn củadoanh nghiệp viễn thông để kết nối hệ thống thiết bị cungcấp dịch vụ đến mạng viễn thông công cộng;

2. Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặttại Việt Na

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *